Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Tác dụng của Nhân sâm theo khoa học hiện đại.
Tác dụng với bệnh Tiểu đường.
-Theo Giáo sư Kimura của đại học Toyama, Nhật Bản, dựa trên kết quả thử nghiệm trên động vật,một thành phần làm giảm lượng đường trong máu được chiết xuất từ Nhân sâm đỏ Hàn Quốc có chức năng kích thích tăng tiết Insulin.
-Theo Giáo sư J. S, của Kyungbuk National University, Giáo sư Okuda của Ehime University, Japan, Bác sĩ Yamamoto của Bệnh Viện Nissei ,Osaka, Japan, và bác sĩ Yoshida của Bệnh viện Yawatahama Municipal, Japan đã công bố một kết quả nghiên cứu lâm sàng : Bệnh nhân sử dụng Nhân sâm đỏ có lượng đường trong máu giảm và giảm được liêu insulin và đặc biệt các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường như: Hoa mắt chóng mặt, đau vai, đau ngực, khát nước, mệt mỏi toàn bộ cơ thể, nặng đầu được cải thiện rõ.
Tác dụng với ung thư.
– Giáo sư Ueki của đại học Kumamoto đã tiến hành khảo sát tác dụng chống ung thư của 117 thảo dược vào năm 1961 và đã tìm ra Nhân sâm đỏ Hàn Quốc có tác dụng lên các tế bào khối u gây báng bụng (Ehrlich abdominal ascites cancer cells).
– Theo báo cáo của Giáo sư W. I. Hwang đại học Hàn Quốc năm 1991 tác dụng chống ung thư của nhân sâm đỏ Hàn Quốc tốt hơn nhân sâm đỏ Trung Quốc.
-Bác sĩ T. K. Yun của Bệnh viên Ung bướu Hàn Quốc trong bài trình bày đề tài “Tác dụng của nhân sâm lên sự hoạt động của tế bào ung thư” vào ngày 8 tháng 9 năm 1987 tại Hội nghị ung thư châu Á-Thái Bình Dương chỉ ra tác dụng của nhân sâm lên các sự hoạt động của tế bào sát thủ tự nhiên (tế bào có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư) trên cơ sở cho chuột bị ung thư phổi uống Nhân sâm trong vòng một năm.
Tác dụng lên chứng xơ vữa động mạch và huyết áp cao.
-Giáo sư C. N. Joo của trường Đại học Yonsei đã nghiên cứu tác dụng của nhân sâm đỏ Hàn Quốc lên thỏ bị mỡ máu cao do được cho ăn nhiều chất béo. Tại Hội nghị chuyên đề quốc tế lần thứ 3 về nhân sâm vào năm 1980 giáo sư cho biết nhân sâm không chỉ làm giảm mức Cholesterol trong máu bằng cách kích thích nhiều loại enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid, đồng thời ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa do mỡ máu cao, mỡ máu là nguyên liệu để tích lũy trên thành động mạch.
– Bác sĩ Nakanishi của Bệnh viện Matsuyama Red Gross , Nhật Bản cũng cho rằng Nhân sâm Đỏ Hàn Quốc có tác dụng cải thiện chuyển hóa lipid, và do đó ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa động mạch trong một thử nghiêm lâm sàng với 31 người nam và nữ uống viên Nhân sâm đỏ Hàn Quốc (Thử nghiệm và nghiên cứu năm 1980).
– Theo nghiên cứu của bác sĩ Yamamoto tại bệnh viện Nissei, Osaka Nhật Bản 67 bệnh nhân có bị tiểu đường có glucosa cao trong máu được uống Nhân sâm đỏ Triều Tiên kết quả là làm giảm Cholesterol, triglycerid, độ kết dính tiểu cầu, và làm tăng HDL protein(Planta Medica 1982).
Tác dụng bảo vệ tế bào gan.
– Theo giáo sư Oura của đại học Toyama, Nhật Bản cho chuột bị cắt 2/3 lá gan uống Nhân sâm đỏ , tỷ lệ phục hồi ở chuột uống nhân sâm cao hơn 34% so với chuột không uống. Ông gọi thành phần làm nên tác dụng là “ Yếu tố kích thích tổng hợp protein” và đặt tên là “prostisol” (Proc. Symp., Wakan Yaku).
-Theo nghiên cứu của giáo sư D. R. Hahn của Đại học Chunang :Nhân sâm đỏ làm giảm tổn thương mô bao gồm cả sự chết của tế bào gan gây ra bởi Tetrachloride và phenacetin (The 2nd International Ginseng Symposium, 1978).
Tác dụng lên các rối loạn dạ dày.
-Matsuda và cộng sự thuộc trường Đại học Kinki, Japan thử tác dụng của dịch chiết Nhân sâm đỏ lên chuột thí nghiệm đã được gây loét dạ dày. Kết quả dịch chiết Nhân sâm đỏ có tác dụng ngăn chặn loét đáng kể là kết quả của cải thiện tuần hoạn máu ở niêm mạc dạ dày (The Ginseng Reviews 2(3), 1984).
-Bác sĩ K. H. Ahn dùng Nhân sâm đỏ điều trị cho bệnh nhân của mình trong một tháng và xem kết quả qua chụp X-quang của dạ dày và nhận thấy sự di chuyển của thức ăn của nhóm được điều trị di chuyển nhanh hơn nhóm không được điều trị. Ông ta cho đây là kết quả của việc sử dụng nhân sâm đó là làm cho dạ dày linh hoạt hơn (Chungang Medicine).
Tác dụng giảm say rượu.
– Giáo sư C. N. Joo thuộc Đại học Yonsei quan sát và nhận thấy rằng uống saponin nhân sâm có khả năng kích thích các enzym liên quan đến chuyển hóa rượu. Ông đã xác nhận điều này quan quan tế bào gan qua kính hiển vi điện tử , mức độ tổn thương tế bào gan của chuột uống nhân sâm đỏ 10 ngày ít hơn nhiều so với chuột chỉ uồng rượu.
– Bác sĩ J. Y. Lee thuộc Korea Ginseng & Tobacco Research Institute đã làm thử nghiêm trên 10 người tình nguyên của viện kết quả là những người sử dụng nhân sâm đỏ có nồng độ cồn trong máu thấp hơn những người không sử dụng nhân sâm khi uống rượu. Cô cho rằng nhân sâm đỏ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình giảm sự bão hòa rượu trong cơ thể.
Tác dụng chống mệt mỏi và stress.
-Nhà dược lý học người Nga I. I. Brekhman đã nghiên cứu tác dụng dược lý của Nhân sâm và đưa ra khái niệm về tác dụng bồi bổ của nhân sâm là “ thần dược tăng đề kháng chung” và nói rằng nhân sâm cải thiện khả năng bảo vệ không đặc hiệu bằng cách tăng cường sức bền của cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường .Ông gọi đó là tác dụng “thích nghi” (adaptogen).
– Bác sĩ Petkov thuộc Viện nghiên cứu dược học Sophia đã báo cáo tại Hội thảo dược học quốc tế lần 2 tại Czechoslovakia năm 1963: Nhân sâm gia tăng giải phóng Hormone liên quan đến cơ chế bảo vệ chống lại căng thẳng và vì vậy mà thể hiện khả năng chống stress.
-Giáo sư Saito thuộc Đại học Tokyo cũng công bố rằng : Chuột sử dụng Nhân sâm đỏ ngăn chặn đáng kể khả năng suy giảm thể chất dẫn đến tích lũy stress khi chuột bị bắt ép đi trên dây.
Nhân sâm đỏ có tác dụng chống lão hóa.
-Giáo sư C. W. Park thuộc Đai học Quốc gia Seoul nhận thấy rằng những hợp chất không phải Saponin của Nhân sâm đỏ ngăn chặn tác dụng có hại của gốc tự do (gốc tự do là chất có vai trò chính trong việc gây thoái hóa mô).
-Theo giáo sư B. H. Han thuộc Đại học quốc gia Seoul , Nhân sâm có chứa các hợp chất phenolic và maltol mà có tác dụng chống lão hóa và stress.
Nhân sâm đỏ tăng cường tác dụng của não.
-Bác sĩ Petkov thuộc viện nghiên cứu Dược lý Bulgari và giáo sư J. S. Oh nhận thấy nhân sâm đỏ cải thiện hoạt động não và duy trì sự ổn định tâm lý bằng các điều khiển chon lọc cả hai cơ chế kích thích và kìm hãm.
-Vào tháng 4 năm 1989 với tiêu đề “Nhân sâm và não bộ” bác sĩ Petkov đã phát biểu tại Hội thảo Nhân sâm quốc tế tổ chưc tại trường Đại học Tokyo, ông cho rằng nhân sâm đỏ có tác dụng trong chuột gây mất trí nhớ nhân tạo và chuột mất trí nhớ do tuổi(22-24 tháng) vì vậy nó có tác dụng cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng học tập ở động vật. Giáo sư Saito của trường Đại học Tokyo cũng đồng ý với phát biều của bác sĩ Petkov.Đặc biệt ông cho rằng dịch chiết Nhân sâm và ginsenosid Rg và Rb có hiệu quả đáng kể ngăn ngừa sự chậm trễ hành vi tình dục và khả năng học tập của động vật bị gây căng thẳng liên tục. Những báo cáo này chỉ ra rằng Nhân sâm đỏ không chỉ ngăn chặn sự suy giảm hoạt động não mà còn kích thích chức năng não.
Nhân sâm cải thiện tuần hoàn máu.
-Giáo sư N. D. Kim thuộc Đại học Quốc giá Seoul đã quan sát so sánh lát cắt tim từ hai nhóm chuột. Một nhóm cho sử dụng Nhân sâm đỏ và một nhóm không sử dụng. Kết quả nhóm uống nhân sâm đỏ có thời gian co thắt dài hơn so với nhóm không uống nhân sâm (Theo Tạp chí Dược 1982 Hàn Quốc).
-Bác sĩ Kaneko đã cho 30 bệnh nhân nữ và nam (trung bình 45 tuổi) sử dụng nhân sâm đỏ, những bệnh nhân này bị xơ vữa động mạch, tiểu đường, huyết áp thấp và xơ gan. Kết quả là loại bỏ những triệu chứng chủ quan như đau đầu, nặng đầu, đầy hơi, lạnh tay chân, ăn uống không ngon, hoa mắt chóng mặt, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi mà không bị bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tác dụng tăng cường miễn dịch.
-Giáo sư K. H. Cho thuộc trường Đại học quốc gia Cheonnam đã sử dụng Nhân sâm đỏ sau khi đàn áp miễn dịch bằng Hóa chất để tìm khả năng phục hồi miễn dịch. Trong một thí nghiệm tương tự, giáo sư Kubo thuộc đại học Kibi và giáo sư Tanaka thuộc Đại học Hiroshima chứng minh rằng Nhân sâm đỏ tăng cường khả năng miễn dịch.
Nhân sâm đỏ giúp tăng cường tạo máu.
-Bác sĩ Kaneki thuộc bệnh viện trung tâm Toyama, Japan đã sử dụng dịch chiết Nhân sâm đỏ để điều trị cho 13 bệnh nhân thiếu máu và thiếu máu nặng do bị cắt dạ dày.
-Giáo sư Yamamurao thuộc đại học Osaka và giáo sư Arichi thuộc đại học Kinki, Japan thông qua hợp tác nghiên cứu và đã đưa ra kết quả: Nhân sâm đỏ có tác dụng trên 3 bệnh nhân thiếu máu bất sản trong tổng số 20, 14 trong tổng số 38 bệnh nhân hết thiếu máu d/o bị các bệnh về gan, bệnh dạ dày, tiểu đường và lao. Ngoài ra trong một thử nghiệm lâm sàng với 51 bệnh nhân không đáp ứng những phương pháp điều trị khác, giáo sư Arichi báo cáo rằng nhân sâm đỏ có tác dụng chống lại các bệnh thấp khớp, lao và thiếu máu do tuổi già.
Tác dụng bảo vệ của Nhân sâm đỏ chống lại bức xạ.
-Bác sĩ Yonezawa của trung tâm xạ trị Osaka đã nghiên cứu một thử nghiệm lớn về tác dụng phục hồi của Nhân sâm đỏ lên chức năng của tủy xương bị phá hủy bởi tiếp xúc bức xạ. Ông ta cho những còn vật bị chấn thương tủy xương do tiếp xúc với bức xạ sử dụng Nhân sâm đỏ và xác nhận kết quả Nhân sâm đỏ có khả năng phục hồi bằng cách đếm các tế bào máu và tiểu cầu.
Nhân sâm đỏ ức chế sự nhân lên của virus ở bệnh nhân AIDS.
-Chúng ta có thể nói rằng AIDS là ‘Dịch bệnh của thế kỷ 20’ hoặc ‘Sự trừng phạt của chúa’. Vào tháng 9 năm 1992 bác sĩ Y. O. Shin và cộng sự tại viện nghiên cứu sức khỏe Hàn Quốc đã nêu trong báo cáo “ Tác dụng của Nhân sâm đỏ lên bệnh nhân AIDS” của họ rằng Nhân sâm đỏ có tác dụng chống lại bệnh AIDS khi điều trị bằng AZT
Nhân sâm đỏ giúp cân bằng nội môi trong cơ thể.
-Bác sĩ I. I. Brekhman, một nhà khoa học Nga, cho rằng tác dụng dược lý của Nhân sâm đỏ là nhẹ nhàng không giống như thuốc tổng hợp, nó hoạt động bằng cách điều khiển các cơ chế hoạt động của cơ thể, vì vậy nó giúp căn bằng nội môi trong các hoạt động thể chất và làm tăng tính thích nghi của cơ thể.
20/08/2014