1919  19

8 hợp chất mới có nguy cơ gây ung thư

Ðây là báo cáo lần thứ 12 của DHS mang tên Report on Carcinogens nhằm cảnh báo mối nguy cơ phơi nhiễm gây bệnh ung thư nguy hiểm cho con người.

1. Axít Aristolochie

Đây là chất gây ung thư bàng quang hoặc đường tiết niệu, nhất là nhóm người mắc bệnh thận hoặc suy thận, ăn nhiều thực phẩm, nông phẩm có chứa  loại axít này. Aristolochie là nhóm các axít tự nhiên có trong một số cây trồng, đặc biệt là trong một số loại dược thảo dùng chữa bệnh thấp khớp, gút hoặc các chứng viêm nhiễm.

2. Formaldehyde

Đây là hợp chất các nhà khoa học phát hiện thấy có mức độ gây ung thư mũi ở chuột rất cao và qua các nghiên cứu lâm sàng khoa học đã có đủ chứng cứ cho thấy phơi nhiễm trong môi trường Formaldehyde sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư gồm ung thư vòm họng, nasopharyngeal (phần trên cổ họng phía sau mũi), ung thư tế bào máu trắng (myehidleukemia).

Formaldehyde là hợp chất không màu, dễ cháy, có mùi hắc dùng cho sơn các đồ dùng gia đình như đồ gỗ, dùng để sản xuất nhựa, sợi tổng hợp, sản phẩm hàng dệt, ngoài ra còn được dùng trong chất bảo quản y tế, thực phẩm, hàng tiêu dùng, kể cả trong chất duỗi tóc.

3. Captofol

Đây là loại thuốc diệt nấm thường được dùng để bảo quản rau xanh, hoa quả, cây cảnh, cỏ, xử lý hạt giống… Qua nghiên cứu trên chuột cho thấy, nếu trong thực phẩm có hàm lượng Captofol cao sẽ làm tăng rủi ro phát sinh các khối u trong cơ thể, đặc biệt là ung thư. Vì mối nguy hiểm này mà từ năm 1999, tại Mỹ, người ta đã cấm dùng Captofol để bảo quản thực phẩm.

4. Cobalt-tungsten Carbide

Thủ phạm gây bệnh ung thư phổi ở những công nhân làm việc trong ngành chế tạo, tiếp xúc nhiều với Cobalt-tungsten Carbide (kim loại cứng côban-vonfram, viết tắt là CTC). Hợp chất được dùng để chế tạo dụng cụ cắt gọt, đúc kim loại cũng như các sản phẩm chống mài mòn dùng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong ngành thăm dò dầu khí, khai khoáng. Tại Mỹ, kim loại cứng Côban-vonfram thường được gọi là cacbua thiêu kết.

5. Bông thủy tinh

Sản phẩm được dùng trong nhiều ngành xây dựng, công nghiệp, tuy nhiên không phải tất cả bông thủy tinh (Glass wool fibers) đều gây ung thư mà chỉ có loại khi hít vào, tồn tại lâu trong hệ thống hô hấp của con người, nhất là trong phổi. Bông thủy tinh được chia thành 2 loại, loại giá rẻ và loại giá đắt dùng cho những mục đích đặc biệt, thường được dùng trong xây dựng, để bảo ôn đường ống khí đốt, nhưng nếu tiếp xúc nhiều với vật liệu này rất dễ mắc bệnh ung thư.

6. O-Nitrotuluene

Đây là hóa chất trung gian được dùng nhiều trong sản xuất thuốc nhuộm, kể cả thuốc nhuộm azo magenta, thuốc nhuộm có chứa lưu huỳnh dùng cho nhuộm vải bông, len, lụa, da thuộc và giấy. Ngoài ra, O-Nitrotuluene còn được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, cao su, dược phẩm, thuốc nổ, trong ngành hóa dầu. Nếu phơi nhiễm trực tiếp trong môi trường giàu O-Nitrotuluene sẽ phát triển các khối u ác tính, nó thâm nhập vào cơ thể qua da, qua đường hô hấp. Sống ở gần các nhà máy hóa chất, cơ sở sản xuất vũ khí cũng là nơi có môi trường ô nhiễm O-Nitrotuluene cao.

7. Riddelline

Riddelline được tìm thấy trong một số loại cây trồng được trồng trên vùng đất cát, nhất là miền Tây nước Mỹ. Thủ phạm gây bệnh ung thư động mạch, máu trắng, gan và ung thư phổi. Hóa chất này không nên nhầm với loại thuốc có tên là Ritalin dùng để điều trị bệnh rối loạn tăng động thiếu chú ý ở trẻ nhỏ. Có nhiều trong loài cây trồng có tên là Senecio, vì vậy người ta khuyến cáo không nên dùng các dược phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm từ các loài động vật ăn loại cây trồng này.

8. Styrene

Thủ phạm gây bệnh ung thư và gây tổn thương trong các tế bào máu trắng là loại hóa chất tổng hợp được dùng phổ biến khắp thế giới để sản xuất cao su, nhựa vật liệu bảo ôn, sợi thủy tinh, đường ống, chi tiết xe hơi, bình đựng thực phẩm… Những công nhân làm việc, tiếp xúc nhiều với Styrene có rủi ro mắc bệnh ung thư rất cao, thông qua việc hít phải hơi độc Styrene, trong môi trường kín, ngoài ra khói thuốc lá cũng là nguồn gây ô nhiễm Styrene rất tiềm ẩn, bởi vậy vừa làm việc trong môi trường nhiễm độc Styrene lại nghiện thuốc lá thì rủi ro mắc bệnh càng cao.
Viet Bao (Theo SK&ĐS) 27/06/2011

Bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics