Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Quản lý ATTP: nắm đuôi sự cố!
Phòng thí nghiệm chưa phát huy tác dụng trong việc phân tích các vấn đề về VSATTP.
Theo một công bố mới đây của Viện Vệ sinh y tế công cộng, tình hình sử dụng phẩm màu và chất bảo quản ở nước ta rất bừa bãi và vô tội vạ. Trong năm 2010, kết quả kiểm tra cho thấy, có tới 93% mẫu bánh bao, 60% phômai, 55% thực phẩm chay, 33% mì gói và 25% bánh kẹo có sử dụng chất bảo quản vượt mức hoặc không có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.
Phòng thí nghiệm chưa phát huy tác dụng
Một chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cũng phản ánh, thành phố có hơn 57.000 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, trong đó có trên 60% thuộc loại vừa và nhỏ. Việc sử dụng phụ gia ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thời vụ rất khó kiểm soát.
GS. Chu Phạm Ngọc Sơn phân tích, do Nhà nước chưa quản lý chặt chẽ, rạch ròi giữa hoá chất thực phẩm và hoá chất công nghiệp. Cấm phải thực sự cấm. Ngày nào còn để bày bán lẫn lộn các loại hoá chất này coi như chưa quản lý được. Đó là chưa kể nhập lậu. Rhodamin B dù bị cấm sử dụng trong bột gia vị, cyclamat – chất tạo ngọt tổng hợp cũng bị cấm, nhưng thực tế người ta vẫn sử dụng. Phẩm màu sudan I, II, III, IV dù bị cấm sử dụng nhưng vẫn có trong bột càri, bột ớt…
Về mặt quản lý, GS. Chu Phạm Ngọc Sơn để xuất: “Nhà nước có ý định thành lập một phòng thí nghiệm chuẩn, hiện đại, nhưng theo tôi là rất khó vì thiếu con người. Do vậy, nên khai thác tối đa năng lực các phòng thí nghiệm hiện đang có một cách thích hợp”. Theo ông Sơn, ngoài công việc đang làm, nên phân chia, giao trách nhiệm mới cho từng đơn vị, như chỉ chuyên phân tích rau, hoặc củ quả, hoặc cá, thịt… Nên 2-3 tháng họp lại một lần để thông báo khi phát hiện có vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm giải quyết kịp thời.
Cơ quan chức năng luôn… đến sau
Hầu như các vụ sản phẩm có chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ chỉ được ngành chức năng trong nước tìm hiểu, thu hồi sau khi nước ngoài công bố thông tin. Tức là chúng ta luôn ở trong tình thế bị động, không kiểm soát được tình hình. Có thể lấy một số ví dụ điển hình như vụ nước tương có chất 3-MCPD của Việt Nam xuất sang Phần Lan bị Ủy ban An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu phát hiện, vụ Trung Quốc phát hiện sữa của họ nhiễm melamin gây sạn thận cho trẻ, vụ bình sữa bằng nhựa có bisphenol A, chất tạo đục công nghiệp DEHP trong nhiều sản phẩm nước ngọt, rau câu…
Hầu hết sản phẩm có chất độc hại nói trên đều có mặt ở thị trường Việt Nam. Nếu không có thông tin từ bên ngoài cảnh báo thì chúng ta vẫn mặc nhiên sử dụng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn thừa nhận chúng ta mới chỉ phát hiện được ngộ độc thực phẩm, còn các bệnh chuyển hoá, bệnh lâu dài mới phát tác như ung thư thì chưa. Từ 1/7/2011, khi luật An toàn thực phẩm có hiệu lực, ngành y tế phân công Viện Kiểm nghiệm Trung ương và khu vực kiểm tra cùng nhóm thực phẩm trong 2-3 năm xem hoá chất nào hay được sử dụng để bảo quản trong rau, thịt… có ảnh hưởng đến sức khoẻ. Việc này sẽ làm liên tục với nhiều nhóm nhằm kiểm soát được nguy cơ gây bệnh. Luật cũng quy định việc quản lý sử dụng phụ gia thực phẩm: phụ gia thực phẩm phải nằm trong danh mục, đạt tinh khiết trên 95%, sử dụng đúng cho từng nhóm thực phẩm và đúng liều lượng. Nếu sử dụng sai nhóm hoặc quá liều lượng cũng sẽ bị thu hồi và xử phạt.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi: một khi luật có hiệu lực, liệu người tiêu dùng có thực sự được bảo vệ hay cơ quan quản lý cũng chỉ tiếp tục nắm đuôi… sự cố?
Theo SGTT 15/06/2011