1919  19

Không tinh trùng, vẫn có con

Nhìn cháu Đinh Ngọc Mai (Lạng Giang, Bắc Giang) đang vui chơi hoạt bát bên niềm hạnh phúc của bà nội, ai nấy đều không ngờ đây là trường hợp đầu tiên trong 5 cháu khoẻ mạnh được ra đời bằng phương pháp nuôi cấy tinh tử từ người bố không có tinh trùng.

 Vợ chồng anh Tuấn lấy nhau 4 năm mà chưa có con, anh chị đi khám bác sĩ được biết nguyên nhân do anh, anh vô sinh, bởi không có tinh trùng. Đây là hậu quả của ngày bé anh bị quai bị. Khi nghe bác sĩ nói vậy, anh không tin vào chính tai mình, bởi anh thấy mình vẫn sinh hoạt tình dục bình thường, mỗi lần sinh hoạt xong vẫn thấy xuất tinh, nhưng anh đâu biết đó chỉ là tinh dịch…

May mắn đã đến với anh khi một lần đến Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y 103, anh được các bác sĩ tư vấn rằng, anh vẫn có thể làm bố, vẫn có thể có con do chính vợ chồng mình bằng phương pháp nuôi cấy tinh tử. Kiên trì chữa trị hơn 1 năm, tháng 12/2007, vợ chồng anh hạnh phúc đón bé gái Ngọc Mai chào đời. Cuộc thử nghiệm đầu tiên dành cho anh và đã thành công.

 

Tinh tử được nuôi cấy

 
PGS.TS Quản Hoàng Lâm, giám đốc Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y 103 cho hay, cái tốt nhất của phương pháp nuôi cấy tinh tử là sinh ra con ruột của chính vợ chồng mình. Tinh tử là giai đoạn trước khi phát triển thành tinh trùng, chỉ có dạng hình tròn chưa có đuôi và chưa thể chuyển động được.
 
Để tinh tử trở thành tinh trùng và thụ thai được cần 4 khâu thực hiện: Thứ nhất, bệnh nhân được chẩn đoán vô sinh nam do không có tinh trùng, nhưng vẫn có tinh tử. Thứ hai là quá trình sinh thiết tinh hoàn. Các bác sĩ sẽ cắt sâu vào trong khoảng 0,3cm sau đó mảnh tinh hoàn này sẽ được thực hiện tách tế bào dưới kính hiển vi nuôi cấy tinh tử.

 
Cháu Mai bên bà nội.

 
Khâu thứ ba là tiến hành nuôi cấy tinh tử trong ống nghiệm khoảng 24 – 48 giờ, mục đích là làm cho tinh tử có đuôi để thực hiện bước thứ tư là thụ tinh, tạo phôi. Để thụ tinh thành phôi, tất cả tinh trùng phải đủ khả năng đâm xuyên qua trứng. Thực hiện phương pháp này, bệnh nhân nam giới sẽ phải uống thuốc kích thích sinh tinh theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian 3 – 6 tháng. Thực tế phương pháp này gồm làm 2 kỹ thuật: Phần nuôi cấy tinh tử, bệnh nhân chi phí khoảng 10 triệu đồng, còn phần thụ tinh trong ống nghiệm khoảng 40 triệu đồng, tỷ lệ thành công 10%.

 
Hạn chế của phương pháp này là sẽ cho ra đời thế hệ sau "trắng tinh trùng", tức là nếu sinh ra bé trai thì khả năng em bé này lớn lên cũng không có tinh trùng như người cha. Vì vậy, để tránh những rủi ro đáng tiếc, giai đoạn phôi cần được chẩn đoán để loại bỏ những phôi xấu, chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi để đảm bảo trẻ sinh ra khoẻ mạnh, bình thường như các trẻ sinh bình thường khác.

 Phạm Hằng 04/07/2011

Bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics