Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Bà Lâm, người chữa khỏi 1.200 ca vô sinh
Nằm ở xóm Kho, thôn Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, ngôi nhà của bà Ngọc Lâm đông khách từ sáng tới trưa. Người ngoại tỉnh đổ về lấy số từ 4 – 5 giờ sáng. Nhiều cặp vợ chồng lấy nhau mấy năm không có con đến với bà với niềm hy vọng trào dâng. Anh trông xe đạp thoăn thoắt ghi số, xếp xe…
Đông y dựa trên kỹ thuật cao
Bà Ngọc Lâm năm nay trên 70 tuổi, nguyên là trưởng khoa Sản, Bệnh viện Y học cổ truyền TW. Trong quá trình công tác bà là chuyên gia điều trị kinh nguyệt cho chị em phụ nữ. Với bề dày kinh nghiệm, bà đã nghiên cứu cách điều trị vô sinh nhưng vì không có kinh phí làm đề tài nên ước vọng của bà không thực hiện được.
Khi về hưu, day dứt với con số những người vô sinh càng ngày càng lớn, lại gặp điều kiện thuận lợi là kỹ thuật siêu âm, X-quang phát triển, bà đã kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền vào việc điều trị nên tỷ lệ điều trị vô sinh thành công cao.
Bà Lâm cho biết, phương pháp chữa trị của bà là biện chứng luận trị, tuỳ theo chứng trạng mà cho thuốc. Tức là xem bệnh nhân ở thể bệnh nào thì bốc thuốc ở thể bệnh đó. Mỗi thang thuốc ít nhất có từ 6 – 7 vị, nhiều là hơn chục vị. Tỷ lệ từng vị thuốc chỉ có duy nhất bà nắm được, những người giúp việc bà cũng không bao giờ được tham gia. Thuốc của bà được sắc theo phương pháp cổ truyền, nhờ tác dụng của nhiệt, tạo ra các phản ứng hoá học giữa thuốc nọ và thuốc kia, tạo ra một hợp chất thuốc điều trị.
Tại nhà bà Lâm, nhân viên bốc thuốc làm việc từ chiều. Thuốc được chia nhỏ, hong sấy, cất vào kho để cấp cho bệnh nhân. Buổi sáng, hai em giúp việc cho bà ghi sổ, theo dõi bệnh nhân. Việc thăm khám trực tiếp do chính tay bà làm. Bà cho biết, điều trị vô sinh cực khó, người điều trị phải có kiến thức sâu về sản khoa ở Tây y, được đào tạo bài bản ở Đông y cùng một chút cơ may được truyền lại bài thuốc chữa vô sinh của các bậc tiền bối.
Gỡ những ca khó
Trong quá trình khám, bà Lâm phát hiện ra một số trường hợp do quá nóng ruột, mới lấy nhau xong 1 năm chưa có con đã đi bơm tinh trùng 4 – 5 lần, làm thụ tinh trong ống nghiệm không đậu, những trường hợp này rất tổn hại sức khoẻ. Theo bà, điều trị vô sinh không thể làm tức thì. Sức khoẻ người mẹ kém thì cũng khó có con hoặc sinh ra những đứa trẻ quặt quẹo. Nhiều trường hợp không có con do "can khí uất kết – khủng hoảng tinh thần", nếu được thăm khám tỷ mỷ, được đưa ra lời khuyên tốt thì chẳng phải can thiệp Tây y cũng tự nhiên có con.
Những ca đến với bà Lâm là những ca đã đi chạy tứ phương, đã thụ tinh ống nghiệm nhiều lần không có kết quả.
Có những đôi vợ chồng lấy nhau 10 năm không có con, lại cả những người có đứa con đầu lòng rồi nhưng muốn có thêm đứa con nữa thì "tịt".
Hàng chục năm điều trị vô sinh, bà tổng kết lại, hầu hết phụ nữ vô sinh do bị dính tử cung từ lâu, điều trị bằng Tây y nhiều năm mà không phát hiện ra.
Lật giở cuốn sổ theo dõi, bà Lâm chỉ cho chúng tôi biết, trường hợp của chị P. từ nhỏ đã bị vô kinh nguyên phát.
Điều trị Tây y có kinh, từ đó chị liên tục điều trị nội tiết và đã thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung 7 lần, 3 lần thụ tinh trong ống nghiệm không thành công.
Sau khi đến với bà, được bà thăm khám và nghi bị dính tử cung. Cho đi làm xét nghiệm thì đúng như vậy.
Bà Lâm đang bốc thuốc
Trường hợp khác là chị M. trước đây có thai 3 tháng thì bị sảy, rồi viêm nhiễm gây dính tử cung. Khi đã dính tử cung thì không thể có con được. Các trường hợp này tiếc nỗi là các lần khám trước các chị đã không được bệnh viện tư vấn kỹ càng.
Hay trường hợp của chị K. liên tục phải dùng thuốc để tạo vòng kinh nhân tạo, chị bị suy buồng trứng thì dù có đi thụ tinh trong ống nghiệm cũng không thể có thai. Để điều trị trường hợp này bằng Đông y, theo bà Lâm, phải điều trị cho chị K. có kinh thì mới chữa có con được. Tất nhiên, đây đều là những ca khó vì vốn dĩ nội tiết từ thời con gái của bệnh nhân đã rất kém.
Một trường hợp bệnh nhân nặng khác cũng rất điển hình, đó là chị T. ở Hà Nội. Chị năm nay trên 45 tuổi bị tắc ống dẫn trứng, đã điều trị Tây y nhiều nhưng không được. Vì tuổi cao, kinh không còn, lại trong giai đoạn rối loạn nội tiết tố nên bà Lâm cũng không hứa hẹn trước được điều gì.
Hầu hết bệnh nhân, bà Lâm cho điều trị phối hợp Đông và Tây y. Các cơ sở Tây y có thế mạnh về gỡ dính, gỡ tắc, họ có nhiều thiết bị chẩn đoán tốt nên bà hết sức tận dụng. Sau khi điều trị Tây y xong bà mới cắt thuốc cho uống. Thuốc có thể là những loại cây cỏ thông thường, được phối với nhau ở một tỷ lệ nhất định để tăng sinh lực. Có những loại thuốc uống vào để nuôi trứng, cũng có loại thuốc cắt cho người chồng điều trị kết hợp với vợ.
Thuốc cắt mỗi lần 10 thang, hết thuốc đến khám lại, làm lại xét nghiệm xem trứng trưởng thành đến đâu. Khi cơ thể người phụ nữ khoẻ mạnh, trứng tốt, bà tính ngày cho vợ chồng gặp nhau. Bà cho biết, mỗi người một bệnh, tỷ lệ thuốc cũng rất khác nhau, dùng thuốc cũng phải kiêng một số loại thịt động vật hoặc rau. Điều trị Đông y an toàn đối với phụ nữ nhưng "cách rách" ở chỗ, thuốc không được cắt cho cả tháng, vừa uống vừa nghe ngóng, vừa làm các xét nghiệm.
Vô sinh, nỗi lo âu và sự tốn kém:
Hàng năm tại các viện phụ sản như Phụ sản TW, Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Từ Dũ – TPHCM số ca đến điều trị vô sinh thứ phát hoặc nguyên phát rất đông, chiếm tới hàng ngàn ca.
Các phương pháp điều trị chủ yếu là thụ tinh ống nghiệm với giá hàng chục triệu đồng cho 1 ca thụ tinh. Có những người phải thụ tinh tới 3 lần mới có kết quả và cũng có người làm đến lần thứ 4 vẫn chỉ là con số 0.
Đáng chú ý là nhiều phụ nữ vô sinh do bệnh PCOS – một trong những rối loạn nội tiết thường gặp nhất ở phụ nữ trong tuổi sinh sản.
Các phụ nữ có PCOS bị vô sinh chủ yếu do không phóng noãn, hay còn gọi là không rụng trứng. Các nang trứng không to lên được đến kích thước để thụ thai nên không thể rụng, không vỡ được, nằm dưới lớp vỏ dày của buồng trứng.
Phụ nữ mắc bệnh này thường phải áp dụng kỹ thuật "trưởng thành trứng non trong ống nghiệm" (IVM) nhằm nuôi cấy và trưởng thành các trứng non mà không sử dụng biện pháp dùng thuốc kích thích trứng như phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) thông thường.
KHĐS 09/06/2011