202020  20

Điều trị bệnh tiểu đường: Tự bỏ đói

 Theo phương pháp mới của các nhà khoa học Anh, tất cả những gì mà bệnh nhân cần làm là bỏ đói bản thân trong 8 tuần.



 Nhà khoa học Roy Taylor thuộc Đại học Newcastle ở Anh và cộng sự đã nghiên cứu 11 bệnh nhân khi có tuổi mới bị tiểu đường và mắc bệnh vài năm nay. Thời điểm bắt đầu nghiên cứu, các bệnh nhân có trọng lượng trung bình 100kg và tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt mỗi ngày, tổng lượng tiêu thụ 600 calorie, khẩu phần không có tinh bột, chủ yếu là cải bắp, súp lơ.

 Trung tuần tháng 6, ông Taylor trình bày kết quả tại hội nghị của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ ở San Diego  và trên tạp chí Diabetologia của hội nghiên cứu bệnh tiểu đường Âu rằng, sau một tuần thực hiện chế độ ăn uống đó, lượng đường huyết lúc đói của bệnh nhân (trước khi ăn sáng) ở mức bình thường. Sau 8 tuần, bệnh nhân đã giảm trung bình khoảng 15kg và không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. 3 tháng sau khi trở về một chế độ ăn bình thường, 7 trong số họ có mức đường huyết ổn định. Trong 3 tháng đó, cân tăng lại trung bình là 3kg.

 Theo nhà nghiên cứu  Taylor, khi chụp cộng hưởng từ, tuyến tụy của các bệnh nhân có lượng chất béo tới  8%, so với bình thường là 6%. Điều đó làm suy yếu khả năng hoạt động của cơ quan sản xuất insulin. Sau trị liệu bằng bỏ đói, mức độ mỡ trong tuyến tụy của mỗi bệnh nhân đã xuống bình thường. “Chúng tôi tin rằng điều này cho thấy bệnh tiểu đường type 2 quan trọng là cân bằng năng lượng trong cơ thể. Nếu bạn tiêu thụ nhiều calo hơn phần bị đốt cháy, phần dư thừa sẽ tích trữ trong gan và tuyến tụy, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 ở một số người”, ông Taylor giải thích. Vì căn bệnh này có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số người có vẻ nhạy cảm hơn với chất béo nên các chuyên gia khuyên rằng các bệnh nhân nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thử chế độ ăn kiêng khắc nghiệt.

 Yến Chi 27/06/2011

Bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics