202020  20

Chăm sóc bệnh nhân mang thai khi nhiễm cúm.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn sau khi nhiễm cúm so với những phụ nữ bình thường khác. Hướng dẫn dưới đây giúp chăm sóc phụ nữ mang thai bị bệnh giống cúm (influenza–like–illness) viết tắt là ILI.
Bệnh giống cúm.
Bệnh giống cúm(ILI) được hiểu là có những triệu chứng sốt (sốt hơn 38 độ hoặc có tiền sử sốt) kèm theo ho hoặc đau họng. Bà bầu nên đi khám sớm nếu thấy có các triệu chứng trên hoặc có các triệu chứng về hô hấp sau khi tiếp xúc với người bị cúm. Khi bị mắc phụ nữ mang thai cần được sự chăm sóc chu đáo. Cúm và bệnh giống cúm có những sự khác nhau để phân biết. Bị cúm có những triệu trứng đặc trưng bao gồm mệt mỏi, đau đầu, đau và nhức các cơ.
Phòng ngừa.
Thực hiện vệ sinh đúng cách và tiêm vaccin phòng cúm theo mùa. Kháng virus dự phòng không thật sự cần thiết nếu thai phụ khoẻ mạnh trừ một số trương hợp đặc biệt. Phụ nữ mang thai có tiếp xúc với người đã được chứng minh là bị cảm cúm cần khám bác sĩ ngay nếu có các triệu chúng bất thường.
Điều trị.
Việc điều trị nên tiến hành ngay bằng các thuốc kháng virus, uông thuốc ngay trong vòng 48 giờ kề từ khi có các triệu chứng. Việc điều trị bằng thuốc kháng virus (oseltamivir [Tamiflu] hoặc zanamivir [Relenza]) có thể  áp dụng với phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào.Cả hai thuốc này xếp vào nhóm B1 với phụ nữ mang thai. Việc sử dụng thuốc này cho đến ngày nay (hầu hết ở giai đoạn hai và ba của thai kỳ) chưa thấy có báo cáo gây hại nào.
Những số liệu về việc sử dụng thuốc chống cúm trong ba tháng đầu thai kỳ chưa nhiều. Cần cân nhắc giữa lợi ích và các nguy cơ trước khi sử dụng thuốc. Các nhà chuyên môn có những quan điểm khác nhau về loại thuốc tốt nhất cho thai kỳ. Oseltamivir có hiệu quả toàn thể, nhưng có thể gây buồn nôn hoặc nôn ở một số bệnh nhân. Zanamivir là dạng thuốc hít có tác dụng trức tiếp lên cơ quan đích (như phổi) nhưng có thể gây co thắt phế quản ở một vài bệnh nhân.

Theo www.sahealth.sa.gov.au

Bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics