Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Viêm gan-Chứng thiếu dương và bài thuốc Tiểu sài hồ thang.
Tiểu sài hồ thang.
Tiểu sài hồ thang là một trong những bài thuốc được sử dụng nhiều trong đông y ngày nay. Về lịch sử, nó được sử dụng để điều trị triệu chứng của chứng thiếu dương . Ngày nay bài thuốc này sử dụng để điều trị thành công nhiều chứng rối loạn cơ thể bao gồm viêm gan, xơ gan, ung thư gan (K gan), vàng da, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tuỵ, viêm thận, viêm amidan cấp, viêm tuyến mang tai(quai bị), viêm miệng và nhiều bệnh khác nữa.
Để đạt hiệu quả tối ưu của bài thuốc này, điều quan trọng nhất là cần tìm hiểu thật chi tiết công thức thảo dược này. Hiểu về tác dụng dược lý, thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, độc tính và ảnh hưởng qua lại giữa các vị thuốc trong bài thuốc sẽ giúp các lương y gia giảm đúng cho điều trị. Công thức của bài Tiểu sài hồ thang dưới đây được trích từ cuốn “Chinese Herbal Formulas and Applications” của tác giả John and Tina Chen phát hành bởi Art of Medicine năm 2007.
Cách sử dụng:
Cho dược liệu vào nồi thêm 12 cốc nước(=2400ml) đun đến khi còn một nửa nước (1200ml) loại bỏ dược liệu, đun phần nước đến khi còn 3 cốc nước (600ml). Chia ba lần uống 1 cốc (200ml) trong ngày.
Công năng:
Điều hoà chứng thiếu dương.
Biểu hiện lâm sàng chứng thiếu dương: Cơ thể lúc nóng lúc lạnh, ngực sườn đầy tức khó chịu, hay cáu kỉnh, miệng đắng, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, chóng mặt khô họng, người gầy, rêu lưỡi trắng.
Ứng dụng lâm sàng:
Viêm gan, viêm gan virus, viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan, ung thư biểu mô tế bào gan, viêm tuỵ, sốt, sốt trong ung thư, viêm thận, suy thận mãn tính, viêm amidan cấp, quai bị, viêm miệng, cảm thông thường, cảm cúm, sởi, viêm cuống phổi, viêm phổi, lao phổi, ho, viêm mũi dị ứng, hen cuống phổi, trào ngược dạ dày thực quản, viêm hang vị, viêm dạ dày, đau dạ dày, sa dạ dày, táo bón, hội chứng Meniere (hội chứng tiền đình), hoa mắt chóng mặt, co giật, đau nửa đầu, viêm họng, suy sụp, mệt mỏi mãn tính, mệt mỏi vào buổi sáng, nhiễm trùng hậu sản, sốt hậu sản, chứng đau bụng khi có kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt và sốt rét.
Nguồn: http://www.acupuncturetoday.com