1919  19

Thuốc thí nghiệm chữa viêm gan C trong các thử nghiệm nhỏ

 Một hợp chất thuốc thử đã chữa khỏi 70% bệnh nhân viêm gian C trong thử nghiệm ban đầu, mang đến hy vọng về một phương thuốc đơn giản cho bệnh gan kinh niên này, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết.

Thử nghiệm giai đoạn II được viết trên Tạp chí Hiệp hội Y tế Mỹ (JAMA) đã nghiên cứu hiệu quả và sự an toàn của một loại thuốc thử nghiệm, sofosbuvir, sử dụng với thuốc chống nhiễm khuẩn đã được cấp phép ribavirin.

Đây là các loại thuốc uống, một sự cải thiện trong điều trị hiện nay liên quan đến việc tiêm hàng tuần với interferon-alpha và có thể gây trầm cảm, các triệu chứng giống bệnh cúm và thiếu máu.

Mười bệnh nhân với bệnh gan mới chớm đến vừa phải được điều trị bằng 400mg sofosbuvir và các liều ribavirin tùy theo cân nặng hàng ngày trong vòng 6 tháng. Cả chín người hoàn thành chế độ trị liệu đã không phát hiện ra virut 12 tuần sau khi việc điều trị kết thúc. Không có viêm gan C được tìm thấy ngay cả 24 tuần sau khi kết thúc điều trị. Theo đồng tác giả của nghiên cứu Shyamasundaran Kottilil của Viện Y tế Quốc gia, bệnh nhân được coi là khỏi bệnh viêm gan C nếu không phát hiện ra virut trong 12 tuần sau khi việc điều trị kết thúc.

Nhóm nghiên cứu thứ hai gồm 50 người được chia thành hai nhóm để kiểm tra dựa trên trọng lượng so với liều cố định thấp của thuốc thử nghiệm, sofosbuvir, sản xuát bởi Gilead Science ở California.

“Chúng tôi thấy tỷ lệ chữa khỏi tổng thể khoảng 70% sử dụng chế độ điều trị không phải tiêm thuốc”, theo Tiến sĩ Kottilil. “Đây là một kết quả đáng khích lệ”.

60 bệnh nhân nghiên cứu đều có kiểu gen -1 HCV, với mức độ bệnh gan khác nhau. 50 trong 60 người là đàn ông người Mỹ gốc Phi.

Phác đồ kết hợp được coi là an toàn và dễ chịu, với các tác dụng phụ bao gồm đau đầu nhẹ đến vừa, thiếu máu, mệt mỏi và buồn nôn.

Viêm gan C kinh niên, đi vào thông qua tiếp xúc với máu bị ô nhiễm tác động đến hơn ba triệu người Mỹ. Đây là nguyên nhân hàng đầu của bệnh xơ gan và ung thư gan, làm khoảng 15.000 người chết mỗi năm tại Hoa Kỳ.

“Có một nhu cầu bức thiết cho phương pháp điều trị virut viêm gan C ít gây phiền toái cho bệnh nhân, có ít tác dụng phụ hơn và tốn ít thời gian để hoàn tất”, theo đồng tác giả của nghiên cứu Anthony Fauci, Giám đốc Viện Các bệnh dị ứng và truyền nhiễm.

“Dựa trên nghiên cứu trước đó, thử nghiệm này cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng phác đồ điều trị không tiêm là an toàn và hiệu quả”.

N.K.L (Nguồn: Japantoday, 9/2013)

Bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics