1919  19

Vi lượng đồng căn.

Khái lược

 Từ ngữ Vi lượng đồng căn bắt nguồn từ chữ Hy Lạp, “homeo” nghĩa là “như nhau,” và “pathos” có nghĩa “đau đớn” hay “tật bệnh.” Liệu pháp này chú trọng việc kích thích khả năng tự chữa trị của cơ thể bằng cách cung cấp cho nó một liều thuốc rất nhỏ lấy từ một chất liệu đã được pha chế thật loãng. Thuật chữa trị này được một y sĩ người Đức tên Samuel Christian Hahnemann phát minh vào cuối thế kỷ 18. Hahnemann đã diễn giải hai nguyên lý chính yếu là:

 —Nguyên lý đồng căn (hay “thứ giống nhau chữa trị cho nhau”) giải thích rằng một chứng bệnh có thể được chữa trị bằng chính chất liệu đã tạo ra trên cơ thể lành mạnh những triệu chứng tương tợ như chứng bệnh đó. Ý tưởng này nguyên đã có từ thời Hippocrates, nay được Hahnemann khai triển rộng thêm sau khi ông ta nhiều lần, nuốt vào bụng (ăn) vỏ cây canh kí na, một cách chữa trị thông dụng bệnh sốt rét, và nhận ra rằng, cơ thể mình đang có những triệu chứng của sốt rét. Từ đó, Hahnemann lý luận rằng nếu một chất liệu có thể gây ra trên cơ thể lành mạnh những triệu chứng của một loại bệnh, thì một lượng nhỏ chính chất liệu đó cũng có thể chữa trị cho người đang có cùng các triệu chứng của căn bệnh ấy.

 —Nguyên tắc làm loãng (còn gọi là “quy luật tối thiểu của liều thuốc”) chỉ rõ rằng hàm lượng thuốc càng thấp thì hiệu quả trị liệu càng cao. Trong Vi lượng đồng căn, chất thuốc được làm loãng từng “bước” theo công thức đã định, giữa mỗi “bước” vừa nói, cần phải lắc chai thuốc thật mạnh. Tiến trình này được coi là “gia tăng hiệu năng trị liệu” vì nó được đánh giá là có thể chuyển tải những đặc tính hoặc năng lựợng từ chất thuốc nguyên thủy sang liều thuốc đã được làm loãng. Phần lớn các liều thuốc của Vi lượng đồng căn đã được làm rất loãng đến nỗi không một phân tử nào của chất thuốc gốc còn sót lại trong đó; tuy vậy, với liệu pháp này, người ta vẫn tin rằng chất thuốc đã để lại dấu vết hay “bản sao” của nó trong liều thuốc được làm loãng nên vẫn có thể kích thích khả năng tự chữa trị có sẵn trong cơ thể con người. Nguyên lý này được gọi là “nước có mang dược tính” (“memory of water.”)

 Trong việc chữa trị, Vi lượng đồng căn dựa vào nguồn gốc và bệnh lý riêng từng người bệnh, cũng như dựa vào thể trạng, thể lực hiện thời, cảm xúc cùng là những biểu hiện tinh thần. Vì vậy những lần tiếp xúc với bệnh nhân thường rất lâu. Cách chữa trị được sắp đặt và áp dụng riêng biệt từng người; thế nên những người có cùng một chứng bệnh như nhau nhưng sẽ được chữa trị bằng những phương thức không giống nhau.

 Những liều thuốc dùng trong Vi lượng đồng căn được lấy từ những chất thuốc thiên nhiên có trong cây cỏ, khoáng chất hay thú vật. Những dược chất thông thường là hành đỏ, kim sa (một loại dược thảo mọc trên núi) và cây tầm ma gai.

 Việc sử dụng Vi lượng đồng căn tại Mỹ

 Theo kết quả cuộc khảo sát dư luận National Health Interview Survey thực hiện năm 2007, nếu kể cả những liệu pháp trong ngành CAM, đã có chừng 3.9 triệu người lớn và khoảng 900 ngàn trẻ em đã từng dùng Vi lượng đồng căn và ngành CAM vào năm trước đó.

 Người ta dùng Vi lượng đồng căn vì nhiều mối quan tâm cho sức khỏe, từ những lợi ích có được trong sự ngừa bệnh, cho đến khả năng chữa trị nhiếu thứ bệnh như dị ứng, hen suyễn, mỏi mệt mãn tính, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, tai bị nhiễm trùng, nhức đầu và chứng ban trên da.

 Quy định về chữa trị trong Vi lượng đồng căn

 Liều thuốc sẽ dùng được chuẩn bị theo hướng dẫn trong sách Homeopathic Pharmacopoeia tại Hoa Kỳ (HPUS) đã được nêu trong đạo luật “Federal Food, Drug, and Cosmetic Act năm 1938.” Thuốc của Vi lượng đồng căn được điều phối như một loại thuốc mua tự do, không cần toa bác sĩ. Tuy nhiên, những sản phẩm của Vi lượng đồng căn chỉ có chút ít hoặc không có chút nào những thành phần tạo ra sự hiệu nghiệm nên không bị thẩm xét về mức an toàn và tính hiệu quả như các loại thuốc mua theo toa bác sĩ hoặc những loại thuốc mua tự do mới bào chế.

 Cơ quan Food and Drug Administration (FDA) của chính phủ Mỹ đòi hỏi các thứ thuốc của Vi lượng đồng căn phải chắc chắn hội đủ những tiêu chuẩn do luật định về độ đậm đặc, sự tinh khiết và cách đóng gói. Trên nhãn thuốc phải ghi ít nhứt một sự chỉ dẫn chính về chữa trị (chẳng hạn như dùng cho bệnh gì), bảng kê các thành phần có trong thuốc, độ làm loãng của thuốc và hướng dẫn về sự an toàn khi dùng. Thêm vào đó, nếu thuốc Vi lượng đồng căn dùng cho bệnh trầm kha như ung thư, phải có toa bác sĩ mới được bán. Chỉ có những loại thuốc dùng cho những vấn đề sơ sài của sức khỏe, nghĩa là những bệnh nhẹ trong giới hạn tự nó có thể khỏi được như cảm lạnh hay nhức đầu chẳng hạn, mới không đòi hỏi phải có giấy bác sĩ khi bán.

 Phản ứng phụ và những rủi ro

 Dù rằng những phản ứng phụ và những rủi ro của Vi lượng đồng căn chưa được nghiên cứu kỹ càng ngoài phạm vi những gì đã quan sát được, vài điểm chung sau đây cũng nói lên được tính an toàn của liệu pháp này

 —Một sự thẩm xét có hệ thống nhận ra rằng liều thuốc đã làm loãng cao trong Vi lượng đồng căn, nếu được sử dụng dưới sự giám sát của các chuyên viên được huấn luyện đầy đủ, thông thường được cho là an toàn và hiếm khi gây ra những phản ứng trầm trọng.

 —Những liều thuốc dạng lỏng của Vi lượng đồng căn có thể có rượu. Cơ quan FDA cho phép mức rượu trong những liều thuốc này được cao hơn trong những thứ thuốc của Y Học Chính Thống. Tuy nhiên cơ quan FDA chưa nhận được bất cứ báo cáo nào về những hậu quả gây bởi mức rượu quá cao trong Vi lượng đồng căn.

 — Các chuyên viên Vi lượng đồng căn vẫn nghĩ tới trường hợp các bệnh nhân bị môn chữa trị này làm cho bệnh tình thêm trầm trọng (một tình trạng suy kém tạm thời trong sức khỏe của người bệnh sau khi uống thuốc.) Các nghiên cứu chưa ghi nhận được nhiều chứng cớ của những phản ứng này trong các thử nghiệm lâm sàng; vả lại, ít khi có những nghiên cứu về sự suy giảm này.

 —Không biết rõ liều thuốc của Vi lượng đồng căn có cản trở gì đến những thuốc dùng trong Y Học chính thống hay không; tuy nhiên, nếu bạn có ý dùng Vi lượng đồng căn, bạn nên thảo luận trước với chuyên viên chăm sóc sức khỏe của mình.
 Bằng hành nghề và giấy chứng nhận

 Việc cấp bằng hành nghề hoặc quy định những tiêu chuẩn chuyên môn cho việc sử dụng môn Vi lượng đồng căn tại Hoa Kỳ hiện nay chưa có sự đồng nhất; bằng hành nghề này thường thay đổi tùy tiểu bang. Thường thì các chuyên viên hành nghề Vi lượng đồng căn được cấp bằng là một chuyên viên y khoa, như y khoa chính thống hay khoa chỉnh nắn xương chẳng hạn. Vi lượng đồng căn cũng là một môn học trong chương trình đào tạo các chuyên viên Thiên nhiên tự căn liệu pháp. Các tiểu bang Arizona, Connecticut và Nevada chỉ cấp bằng hành nghề bác sĩ Vi lượng đồng căn cho các bác sĩ y khoa hay bác sĩ chỉnh nắn xương đã thụ huấn xong liệu pháp này. Riêng tiểu bang Arizona và Nevada có cấp bằng hành nghề phụ tá Vi lượng đồng căn cho những chuyên viên chữa bệnh theo liệu pháp này dưới sự giám sát của bác sĩ Vi lượng đồng căn. Vài tiếu bang ấn định rõ ràng Vi lượng đồng căn là một phạm vi chuyên môn cùng có trong các khoa nắn xương, thiên nhiên tự căn liệu pháp, vật lý trị liệu, nha khoa, y tá diều dưỡng và ngành thú y.

 Chứng chỉ có hiệu lực toàn quốc có thể được cấp phát bởi các tổ chức như Hội Đồng Cấp Chứng Chỉ Vi lượng đồng căn (Council for Homeopathic Certification), Hội Đồng Giàm Định Vi lượng đồng căn Hoa Kỳ (American Board of Homeotherapeutics) và Học Viện Vi lượng đồng căn dành cho bác sĩ Thiên nhiên tự căn liệu pháp (Homeopathic Academy of Naturopathic Physician). Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ tuy có công nhận quyền cấp phát chứng chỉ của một vài tổ chức trong ngành CAM, nhưng không thừa nhận quyền này của các tổ chức Vi lượng đồng căn vừa nói tới. Tuy vậy, các thành viện trong tập thể Vi lượng đồng căn thường lấy giấy chứng nhận này làm mực thước để xếp hạng trình độ học thức và định ra khả năng chuyên môn khi hành nghề Vi lượng đồng căn.

 Khi bạn có ý dùng Vi lượng đồng căn

 —Đừng đem Vi lượng đồng căn thay thế sự chăm sóc sức khỏe đang áp dụng theo phương thức truyền thống đã được thừa nhận, cũng đừng ngưng việc khám bệnh với bác sĩ khi gặp vấn nạn sức khỏe.
 —Tìm đọc những tài liệu được phổ biến của những nghiên cứu về Vi lượng đồng căn về căn bệnh bạn đang để ý tới.
 —Khi bạn có ý dùng liệu pháp này và muốn được một chuyên viên Vi lượng đồng căn chữa trị, cần tìm hiểu về tình trạng thụ huấn và kinh nghiện đang có của người này.
 —Quý bà đang mang thai hoặc chăm sóc trẻ em, hay những người có ý dùng Vi lượng đồng căn cho trẻ em, phải hỏi ý kiến chuyên viên chăm sóc sức khỏe trước.
 —Cần cho các chuyên viên chăm sóc sức khỏe biết rõ bất cứ liệu pháp nào trong Y Học Bổ Sung và Y Học Hoán Đổi, cùng những phương thức nào bạn đang dùng đến để chăm sóc sức khỏe của mình. Công việc này nhằm bảo đảm cho bạn có sự an toàn khi phải phối hợp nhiều phương thức chữa trị.

 Để được chỉ dẫn nên nói những gì về CAM với các chuyên viên chăm sóc sức khỏe, hãy xem phần “Khi cần nói” (Time to Talk) đăng trong Trang mạng nccam.nih.gov/timetotalk/.

 Những nghiên cứu do NCCAM tài trợ

 NCCAM tài trợ cho những cuộc nghiên cứu nhằm thăm dò tiến độ giữa người bệnh và chuyên viên chữa trị trong môn Vi lượng đồng căn, và cũng tìm hiểu xem liều thuốc của Vi lượng đồng căn hiệu nghiệm ra sao khi đã được làm loãng quá cao.

 Tài liệu tham khảo:

 — Ballard R. Homeopathy: an overview. Australian Family Physician. 2000;29(12):1145-1148.
 — Cucherat M, Haugh MC, Gooch M, et al. Evidence of clinical efficacy of homeopathy: a meta-analysis of clinical trials. European Journal of Clinical Pharmacology. 2000;56(1):27-33.
 — Dantas F, Rampes H. Do homeopathic medicines provoke adverse effects? A systematic review. British Homeopathic Journal. 2000;89(Suppl 1):S35-S38.
 — Der Marderosian AH. Understanding homeopathy. Journal of the American Pharmaceutical Association. 1996;NS36(5):317-321.
 — Eisenberg DM, Cohen MH, Hrbek A, et al. Credentialing complementary and alternative medical providers. Annals of Internal Medicine. 2002;137(12):965-973.
 — Ernst E. A systematic review of systematic reviews of homeopathy. British Journal of Clinical Pharmacology. 2002;54(6):577-582.
 — Ernst E. The truth about homeopathy. British Journal of Clinical Pharmacology. 2007;65(2):163-164.
 — Ernst E, Kaptchuk TJ. Homeopathy revisited. Archives of Internal Medicine. 1996;156(19):2162-2164.
 Homeopathy. Natural Standard Database Web site. Accessed at h**p://w*w.naturalstandard.com on January 29, 2009.
 — Jonas WB, Kaptchuk TJ, and Linde K. A critical overview of homeopathy. Annals of Internal Medicine. 2003;138(5):393-399.
 — Linde K, Clausius N, Ramirez G, et al. Are the clinical effects of homeopathy placebo effects? A meta-analysis of placebo-controlled trials. Lancet. 1997;350(9081):834-843.
 — Merrell WC, Shalts E. Homeopathy. Medical Clinics of North America. 2002;86(1):47-62.
 Stehlin I. Homeopathy: real medicine or empty promises? FDA Consumer. 1996;30(10):15-19.
 — Tedesco P, Cicchetti J. Like cures like: homeopathy. American Journal of Nursing. 2001;101(9):43-49.
 — U.S. Food and Drug Administration. Conditions under which homeopathic drugs may be marketed. Compliance Policy Guides Manual, Sec. 400.400. U.S. Food and Drug Administration Web site. Accessed at h**p://w*w.fda.gov/ora/compliance_re…pg400-400.html on May 29, 2008.
 — Vallance, A.K. Can biological activity be maintained at ultra-high dilution? An overview of homeopathy, evidence, and Bayesian philosophy. Journal of Alternative and Complementary Medicine. 1998;4(1):49-76.

Bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics