202020  20

BÁ TỬ NHÂN

BÁ TỬ NHÂN

Tên khác:

Vị thuốc Bá tử nhân còn gọi Trắc bách diệp, Trắc bá tử nhân, Cúc hoa (Hoà Hán Dược Khảo), Bách thử nhân, Bách thật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bách tử nhân, Bá thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).Hạt cây Trắc bá, hột Trắc bá.

Tác dụng:

+ Dưỡng tâm, an thần, nhuận trường (Trung Dược Học).

+ Dưỡng tâm an thần, cầm mồ hôi. Đồng thời có tác dụng nhuận táo, thông tiện  (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị:

+ Trị mất ngủ, hồi hộp, táo bón,  mồ hôi trộm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

  Kiêng kỵ

+ Tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).

+ Tiêu chảy, đàm nhiều cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Bách tử nhân sợ Cúc hoa, Dương đề thảo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Cách dùng: Hạt tẩm rượu phơi khô, gĩa ra, sẩy sạch, lấy nhân sao qua mà dùng

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị động kinh, trẻ con hay khóc đêm, bụng đầy, tiêu phân xanh, tán bột Bá tử nhân trộn với nước cơm 3-20g để uống.

Trị  tâm huyết bất túc, tinh thần hốt hoảng, mất ngủ, mộng mị, hồi hộp sộ sệt, giảm trí nhớ: Bá tử nhân 20g, Mạch đông, Câu kỷ, Đương quy mỗi thứ 12g, Xương bồ 4g, Phục thần, Huyền sâm mỗi thứ 12g, Thục địa 20g, Cam thảo 4g sắc uống (Bách Tử Dưỡng Tâm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 + Trị huyết không dưỡng tâm, hồi hộp mất ngủ: Bá tử nhân, Toan táo nhân mỗi thứ 16g, Viễn chí mỗi thứ 8g, sắc uống (Dưỡng Tâm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị mất ngủ, tóc rụng do thần kinh suy nhược:  Bá tử nhân, Đương quy mỗi thứ 640g, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị mồ hôi ra nhiều do âm hư: Bách tử nhân 16g, Hạ khúc, Mẫu lệ, Đảng sâm, Ma hoàng căn, Bạch truật mỗi thứ 12g, Ngũ vị tử 8g, Mạch nhu (Trấu, vỏ hạt lúa tiểu mạch) 16g. Tán bột, trộn với Táo nhục làm viên, hoặc sắc uống (Bách Tử Nhân Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tìm hiểu thêm

Tên khoa học:

Thujae orietalis Semen- Thuộc họ Trắc Bách (Cupressaceae).

Mô tả:

Cây cao 3-5m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có . Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Trồng làm cảnh ở công viên, chùa đình, ít hoa ở nước ta.

Mùa quả vào tháng 9-10

Thu hái, sơ chế:

Hái vào mùa đông phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân phơi khô thứ nào vàng nhạt, lớn hơn hạt mè vị đắng thơm là tốt Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt.

 Thành phần hóa học:

+ Trong Bách tử nhân có 1 số hoạt chất chính: Saponin, Benzine (Trung Dược Học).

+ Trong hạt có chất béo, Saponozit (Dược Liệu Việt Nam).

Tính vị: Ba tử nhân

+ Vị ngọt, cay, tính bình (Trung Dược Học).

+ Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh:

+ Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Tâm, Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

+ Bách tử nhân và Toan táo nhân đều là thuốc trị bệnh mất ngủ cả, thường dùng kết hợp cả hai. Toan táo nhân đặc hiệu về dưỡng âm, Bách tử nhân đặc hiệu về lưỡng tâm lại có tác dụng thông hoạt ruột (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận)

+ Bách tử nhân là một vị thuốc bổ có chất nhuận làm cho mọi sự khô táo. Sách Bản thảo ghi rằng: Nó chữa được phong thấp, nhưng chữa phong thì đúng mà chữa thấp thì khó hơn. Những chất nhu nhuận trường làm im được phong khí, chữa phong là chữa cam táo sinh ra phong, không phải chữa phong cảm ngoại ở ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Toan táo nhân và Táo tử nhân đều có tác dụng an thần trị mất ngủ, cả hai đều được dùng chung nhưng Táo nhân thiên về bổ căn liễm hãn, Bách tử nhân thiên về dưỡng tâm, lại có thể thông ruột (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Mất ngủ thuộc về Can, Đởm hư thì  dùng Toan táo nhân; Mất ngủ thuộc về Tâm huyết hư thì dùng Bá tử nhân. Toan táo nhân lấy vị chua để trị bệnh, vì vị chua hay liễm Can mà bổ Can. Bá tử nhân có nhiều chất nhờn tư bổ, dưỡng được Tâm mà bổ Tâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Táo bón chia làm 2 loại: thực và hư. Thực chứng nên dùng phép tả, dùng Đại hoàng, Huyền minh phấn; Hư chứng nên dùng phép nhuận, Bá tử nhân là vị thuốc có thể dùng được, nhất là đối với người lớn tuổi bị táo bón, chất nhờn trong ruột thiếu mà dùng vị này, rất thích hợp (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Bá tử nhân là quả của cây Trắc bách, nhân mầu vàng, trông giống như hạt gạo, tính bình, không hàn, không táo, thực là 1 vị thuốc tử bổ dưỡng tâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Bá tử nhân vị ngọt, tính bình. Vào Tâm thì có tác dụng dưỡng thần, vào Thận có tác dụng định chí. Bá tử nhân có tác dụng giống như Toan táo nhân  nhưng Bá tử nhân thuộc loại phương hương, hoà trung, hạt có chất béo mà nhuận, thiên về dưỡng Tâm và hoạt trường. Toan táo nhân thiên về bổ Can, ngoài việc trị mất ngủ, còn có tác dụng liễm hãn (Thực Dụng Trung Y Học).

Bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics