Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
BA ĐẬU
BA ĐẬU
( Semen Tiglii)
Ba đậu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là hạt của cây Ba đậu ( Croton tiglium L thuộc họ Thầu dầu ( Euphorbiaceae).
- Ba đậu sương là hạt Ba đậu sau khi đã ép hết dầu, ( dùng nhiều lớp giấy hút dầu bọc nhân hạt đã giã nát), hơ nóng ép gần hết dầu, dầu còn khoảng 20% tán bột mịn rây để dùng.
- Ba đậu thán: Ba đậu bỏ vào chảo sao đến lúc không còn khói, bóp không dính vào tay là được.
Đây là 2 dạng thuốc Ba đậu thường dùng trong Đông y tên gọi là Ba đậu vì thuốc giống hạt đậu và được sản xuất ở đất Ba thục ( Tứ xuyên Trung quốc).
Ở nước ta Ba đậu mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh miền Bắc, nhất là các tỉnh Hà giang, Tuyên quang, Hòa bình, Bắc thái, các tỉnh miền trung. Ở Trung quốc, cây này mọc nhiều tại các tỉnh Tứ xuyên, Quảng tây, Vân nam, Quí châu. loại Ba đậu Tứ xuyên là tốt hơn cả.
Hạt Ba đậu vào mùa thu, quả chín chưa nứt, phơi khô bỏ vỏ lấy nhân. Dùng nước gạo đặc hoặc nước mì nâu, ngâm vào khuấy đều, phơi hoặc sao khô nứt, bỏ vỏ lấy nhân làm thuốc. Ba đậu còn có tên là Ba tiêu, Cang tử, Giang tử, Còng khói, Mãnh tử nhân.
Tính vị qui kinh:
Ba đậu vị cay tính nóng, có độc, qui kinh Vị, Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
- Sách Bản thảo cương mục: tính nhiệt, vị cay, đại độc.
- Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập tỳ vị, đại trường kinh.
Thành phần chủ yếu:
Nhân Ba đậu có chứa dầu Ba đậu 34 – 57%, protein 18% độc tố: Ba đậu ( crotin), glucosid Ba đậu gọi là crotonnosid, ankaloid ( như chất ricinin trong hạt thầu dầu), men lipaza, một số acid amin ( arginin, lycin.), stearin, palmatin, crotonic acid, tiglic acid, croton resin ( phorbol) là hoạt chất tẩy.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Ba đậu có tác dụng: tả hàn tích, trục thủy khứ đàm. Than Ba đậu có tác dụng chỉ tả, sát trùng. Chủ trị các chứng: táo bón do hàn tích, cam tích trẻ em do ăn bú, bụng nước cổ trướng, đàm tắc hầu tý, phế ung, tiêu chảy kéo dài, ung nhọt sưng, chàm ghẻ lở lóet ( ác sang giới tiển).
Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: " phá trưng hà kết tụ, kiên tích, lưu ẩm đàm tích, đại phúc thủy trướng, thang luyện ngũ tạng lục phủ, khai thông bế tắc, lợi thủy cốc đạo".
- Sách Thang dịch bản thảo: " Ba đậu là thuốc chữa bệnh cấp đường tiêu hóa ( cấp trị vi thủy cốc đạo lộ chi tễ), dùng sống bỏ vỏ, tim, màng và dầu, là thuốc trị bệnh hoãn tiêu các chất cứng và tích tụ ( tiêu kiên ma tích chi tễ), thì sao thuốc cháy đen hết khói mà tán bột dùng. Có thể thông tràng, chỉ tả, chưa ai biết tại sao ( khả dĩ thông tràng, khã dĩ chỉ tả, thế sở bất tri dã).
- Sách Bản thảo cương mục: " Ba đạu dùng liều cao có tác dụng công bệnh, dùng liều nhỏ có tác dụng điều trung. Vương Hải Tăng nói thuốc có thể thông tràng, có thể tả, từ xưa còn chưa biết ( thử phát thiên cổ chi bí dã). Một bà già hơn 60 tuổi, bệnh tiêu chảy (đường tả) hơn 5 năm. Thịt dầu, chất sống lạnh ăn vào là đau, uống thuốc điều tỳ, thăng đề, chỉ sáp uống vào tiêu chảy nặng hơn. Đến tôi chẩn bệnh: mạch trầm hoạt, đó là do tỳ vị bị tổn thương, lãnh tích ngưng trệ mà sinh bệnh, đại hàn ngưng ở trong, tả lî lâu ngày, khỏi lại tái phát, năm này qua năm khác, phép trị nên nhiệt hạ tắc hàn khứ lợi chỉ, cho uống 50 viên Ba đậu, 2 ngày đại tiện hết thông lợi, tiêu chảy khỏi dần".
- Sách Bản thảo thông huyền: " Ba đậu, Đại hoàng đều là thuốc công hạ, nhưng Đại hoàng tính lạnh, dùng cho người bệnh ở phủ nhiệt nhiều, Ba đậu tính nhiệt, chỉ định cho bệnh ở tạng hàn nhiều".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Dầu Ba đậu bôi ngoài da có tác dụng kích thích gây bỏng, nặng hơn gây hoại tử. Uống � giọt đến 1 giọt, có cảm giác nóng bỏng ở mồm, họng và dạ dày, thuốc có tác dụng gây nôn. Thuốc kích thích niêm mạc đại tràng gây viêm, tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột, sau � giờ đến 3 giờ tiêu chảy dữ dội.
- Nước sắc Ba đậu có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu vàng, trực khuẩn Bạch hầu, ức chế hoạt tính đối với trực khuẩn cúm và trực khuẩn mủ xanh.
- Liều rất nhỏ dầu Ba đậu trên chuột nhắt thực nghiệm có tác dụng giảm đau. Độc tố Ba đậu ( Crotin) ức chế tổng hợp albumin. Dầu Ba đậu dùng tại chỗ gây phóng histamin, chích dưới da làm tăng tiết chất nội tiết bì tuyến thượng thận. Người uống dầu Ba đậu 20 giọt có thể gây tử vong. Với liều 2 giọt trở lên gây viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy nhiều tóat mồ hôi và chết. Liều 10 đến 20 giọt đủ chết một con ngựa. Dùng liều nhỏ liên tiếp cũng gây ngộ độc và chết.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị tắt ruột: dùng Ba đậu sương cho vào nang nhựa uống, người lớn mỗi lần uống 1 – 2 viên nang ( tương đương 0,15 – 0,30g), trẻ em giảm liều, lúc cần 3 – 4 giờ uống 1 lần. Theo dõi 50 ca kết quả khỏi 40 ca, 10 ca không khỏi ( Tiêu Niệm Hoa, Báo Thiên tân Y dược 1974,7:431).
2.Trị tưa trẻ em (muguet): dùng Ba đậu 1g, nhân hạt dưa hấu 0,5g tán nhỏ gia ít dầu thơm trộn đều, vo thành viên nhỏ đắp ở huyệt Aán đường, 15 giây lấy ra, ngày 1 lần, thường đắp 2 lần. Đã theo dõi trị 190 ca, có kết quả khỏi 90%, có kết quả 7,9%, không kết quả 2,1% ( Lâm trường Hỷ và cộng sự, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,9:548).
3.Trị hàn tả: tác giả dùng Ba lưu tán ( bột than Ba đậu, bột Lưu hoàng), cho vào nang nhựa uống. Liều mỗi ngày: Ba đậu than 0,62g, bột Lưu hoàng 1,24g. Đã dùng trị 38 ca tiêu chảy mạn tính, thể hàn ngưng, thời gian uống thuốc từ 1 đến 30 ngày. Kết quả khỏi 20 ca, tiến bộ 13 ca, không kết quả 5 ca. Tỷ lệ kết quả 86,8% ( Sử Tải Tường, Tạp chí Trung y 1979,12:30).
4.Trị táo bón do tỳ hàn, thực tích:
- Tam vật bị cấp hoàn: Ba đậu sương, Can khương, Đại hoàng lượng bằng nhau, tán bột luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 0,6 – 1g với nước sôi nguội.
5.Trị bụng báng thủy thũng ( ascite):
- Ba đậu sương, Hạnh nhân lượng bằng nhau làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 – 0,6g với nước sôi nguội. Kiêng uống rượu. Cũng bài thuốc này, theo Đỗ tất Lợi thì liều lượng như sau:
- Ba đậu 200mg, Hạnh nhân 3g, chế thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 3 – 6 viên.
6.Trị viêm niêm mạc dạ dày, đau bụng:
- Tam vật bạch thang ( Trương Trọng Cảnh): Ba đậu sương 1g, Cát cánh 3g, Bối mẫu 3g, tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g với nước ấm.
- Ba đậu sương 0,5g, Nhục quế 3g, Trầm hương 2g, Đinh hương 3g, tất cả tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 0,5g – 1g với nước sôi ấm ( Diệp quất Tuyền).
Liều lượng thường dùng và chú ý:
- Thường dùng dạng thuốc Ba đậu sương, uống trong 0,1 – 0,3g, cho vào thuốc hoàn tán hoặc viên bọc nhựa. Trị tiêu chảy dùng dạng than Ba đậu, dùng ngoài lượng vừa đủ.
- Chú ý:
- Lúc dùng Ba đậu tiêu chảy quá nhiều, dùng Hoàng liên, Hoàng bá sắc nước uống nguội, hoặc ăn cháo nguội.
- Người cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai không dùng. Kî Khiên ngưu tử.