Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Viêm xoang và viêm mũi dị ứng (Sinusitis and sinus infection)
Mô tả chung.
Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang và lỗ mũi. Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây đau đầu, tăng áp lực hoặc khó chịu vùng mắt, mũi, vùng má, hoặc đau nửa đầu. Một người bị viêm xoang cũng có thể bị ho, đau họng, sốt, và khó thở và tác mũi do chất nhầy ở mũi tiết ra. Bệnh viêm xoang chia thành loại là viêm xoang cấp và viêm xoang mãn.
Bệnh viêm xoang rất phổ biến. Năm 2009 có hơn 29.3 triệu người được chẩn đoán là viêm xoang tại Mỹ. Năm 2007 có hơn 12.5 triệu người bị viêm xoang mãn tính.
Sau đây là mô tả chung về giải phẫu của các xoang (cũng được gọi là xoang mũi). Đầu người có bốn hốc chính gọi là xoang. Chúng được nối bởi lỗ mũi và vách ngăn mũi. Xoang giúp cách ly xương sọ, làm giảm khối lượng sọ và cộng hưởng với giọng nói. Bốn vùng chính của xoang là
1. Xoang trán.frontal sinuses (in the forehead),
2. Xoang hàm trên.maxillary sinuses (behind the cheek bones),
3. Xoang xương sàng ethmoid sinuses (between the eyes), and
4. Xoang bướm.sphenoid sinuses (behind the eyes).
Xoang chứa những yếu tố bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn. Những xoang này được che phủ bởi một lớp màng nhầy và tế bào có chứa nhung mao trên bề mặt. Những nhung mao bẫy và đẩy những vi khuẩn và chất ô nhiễm ra bên ngoài.
Viêm xoang cấp thường kéo dài ít hơn tám tuần hoặc xảy ra nhiều hơn ba lần mỗi năm với mỗi lần kéo dài không quá mười ngày. Thuốc thường có hiệu quả với viêm xoang cấp.
Viêm xoang mãn thường kéo dài hơn tám tuần hoặc xảy ra nhiều hơn bốn lần mỗi năm với những triệu chứng kéo dài hơn 20 ngày.
Nguyên nhân gây viêm xoang
Viêm xoang thường kéo theo nhiễm virus vùng hô hấp trên , nhưng dị ứng –Chất gây dị ứng và chất ô nhiễm cũng có thể gây ra viêm xoang. Nhiễm virus dẫn đến phá huỷ tế bào và lớp bảo vệ xoang dẫn đến viêm. Lớp bảo vệ trở lên dày và che lấp nhứng lối đi trong xoang. Những lối đi này nối những xoang lại với nhau. Sự tắc nghẽn này phá vỡ sự di chuyển bình thường của các vi khuẩn trong lối đi xoang. Vi khuẩn bắt đầu sinh sôi và xâm chiếm lớp bảo vệ của xoang . Việc này gây ra các triệu chứng viêm xoang . Chất gây dị ứng và chất ô nhiễm cũng gây viêm xoang theo cơ chế như trên.
Các vi khuẩn hay gây ra viêm xoang cấp. Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, và Moraxella catarrhalis. Những vi sinh vật này cùng với Staphylococcus aureus và vi khuẩn kị khí là nguyên nhân gây ra viêm xoang mãn.
Nấm cũng là nguyên nhân làm tăng viêm xoang mãn, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch kém như AIDS, bạch cầu và tiểu đường.
Những triệu chứng của viêm xoang.
Triệu chứng của viêm xoang phụ thuộc vào vùng xoang bị nhiễm và thể loại bệnh cấp tính hay mãn tính.
Viêm xoang cấp.
Xoang xương sàng ( sau mắt) .
-Tắc và xung huyết mũi và chảy nước mũi.
-Khó chịu sau mũi ( Nước mũi chảy nhỏ giọt xuống họng sau mũi) thường kèm theo ho.
-Đau hoặc tăng áp lực xung quanh vùng góc trong của mắt hoặc phía dưới một bên mũi.
-Đau đầu vùng thái dương hoặc xung quanh sau mắt .
-Các triệu chứng nặng hơn khi ho, mệt mỏi và nằm ngửa, giảm nhẹ khi đứng thẳng.
-Có biểu hiện sốt.
Xoang hàm trên( đằng sau xương má).
-Đau ngang qua vùng xương má, dưới hoặc xung quanh vùng mắt, hoặc xung quanh vùng trên răng.
-Đau hoặc tăng áp lực một hoặc cả hai bên.
-Mềm, đỏ hoặc sưng phồng vùng hàm trên.
-Đau và triệu chứng tăng áp nặng hơn khi đứng thẳng hoặc cúi đầu nhẹ hơn khi tựa lưng.
-Chảy nước mũi.
-Sốt.
Xoang trán.
-Đau đầu vùng trán
-Sốt.
-Đau thường nặng hơn khi tựa lưng và nhẹ hơn khi đứng thẳng.
-Chảy nước mũi.
Xoang bướm.
-Đau đầu sâu ở đằng sau và trên đỉnh đầu, ngang qua trước trán và sau mắt.
-Sốt.
-Đau trở nên tồi tệ hơn khi nằm ngửa hoặc cúi đầu.
-Chảy nước mũi.
Viêm xoang mãn.
Xương sàng.
-Chảy mũi và tắc mũi mãn tính, khó chịu vùng sống mũi.
-Đau nặng hơn và buổi sáng hoặc khi mang kính.
-Ho mãn tính và thở kém.
Xoang hàm trên.
-Khó chịu hoặc tăng áp lực vùng dưới mắt.
-Đau răng mãn tính hoặc nhạy cảm vùng răng.
-Đau trở nên tồi tệ hơn khi lạnh, cúm hoặc dị ứng.
-Khó chịu suốt cả ngày và ho vào buổi tối.
Xoang trán.
-Đau dai dẳng vùng dưới đầu hoặc trán.
-Tiền sử chấn thương hoặc huỷ hoại vùng xoang.
-Chảy nước mũi kéo dài.
Xoang bướm.
-Thường đau vùng dưới đầu.
-Chảy nước mũi mãn tính.
Khi nào nên đến bác sĩ.
Bạn nên đi khám bệnh khi cảm thấy đau hoặc tăng áp lực vùng dưới mặt kèm theo nghẹt mũi và chảy nước mũi , sốt , khó thở và có vấn đề về răng.
Sốt có thể là triệu chứng của viêm xoang hoặc cảm lạnh. Nghẹt mũi với sốt nhẹ và chảy nước mũi có thể do cảm có thể không cần phải đến bác sĩ. Những dấu hiệu này kèm theo đau mặt đau đầu và sốt một vài ngày thì có thể bạn đã bị viêm xoang.
Người chăm sóc sức khoẻ có thể điều trị những trường hợp viêm xoang đơn giản . Nếu không được chẩn đoán và điều trị những biến chứng của viêm xoang có thể dẫn đên khả năng bệnh nặng hơn và có thể dẫn tới tử vong.
Nếu bạn có những triệu chứng sau đây bạn nên đến bác sĩ ngay.
-Đau đầu, sốt, sưng vùng xoang trán có thể bạn bị viêm nhiễm vùng xương trán còn gọi là viêm tuỷ xương. Những biến chứng này chỉ xảy ra ở trẻ em.
-Viêm xoang xương sàng có thể gây viêm nhiễm vùng hốc mắt. Mi mắt có thể sưng và ủ rũ. Nhìn mờ là những dấu hiệu của biến chứng nặng.
-Sốt và mệt thường xuất hiện. Người bị viêm nhiễm như thế này có thể mắt mất độ nhanh nhạy và có thể dẫn đến mù. Những triệu chứng của viêm xoang kèm theo đau khi di chuyển mắt hoặc sưng quanh mắt là dấu hiệu khẩn cấp.
-Viêm xoang xương sàng hoặc xương trán có thể là nguyên nhân hình thành nên những cục máu ở trong xoang. Những triệu chứng cũng có thể xảy ra ở hốc mắt bị nhiễm và kèm theo dãn đồng tử. Tình trạng này thường xảy ra cả hai bên mặt.
-Nếu một người trải qua những thay đổi cá nhân, đau đầu, cứng cổ, sốt cao, thay đổi ý thức, có vấn đề về thị giác, phát ban. Những viêm nhiễm này có thể gây viêm màng não. Lúc này bệnh đã nặng và cân cấp cứu. Có thể dẫn đến hôn mê và chết.
Chẩn đoán viêm xoang.
Chẩn đoán viêm xoang thường dựa trên tiền sử bệnh nhân và xét nghiệm. Phân biệt chính xác bệnh viêm xoang và những bệnh liên quan đên đường hô hấp trên và cảm thông thường là rất quan trọng.
Viêm xoang do vi khuẩn cần dùng kháng sinh để điều trị. Viêm xoang cũng có thể bị gây ra bởi virus (trong trường hợp này kháng sinh không có tác dụng). Viêm đường hô hấp trên và cảm lạnh cũng là bệnh do virus. Cần chẩn đoán chính xác để ngăn ngừa sự lẫn lộn trong việc kê đơn thuốc. Kê đơn thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm virus là rất nguy hiểm vì có thể gây kháng kháng sinh.
Chụp CT (CT scan): Trong hầu hết các trường hơp, viêm xoang cấp không cần chụp scan. Khi việc scan là cần thiết một bản Scan có thể mô tả rõ ràng các xoang cạnh mũi các lối đi quanh mũi và các cấu trúc xung quanh. CT Scan được chỉ định nếu có bất kỳ tình trạnh dưới đây.
-Có chất lỏng trong một hay nhiều xoang.
-Một hoặc tất cả các xoang bị bít kín.
-Màng nhày của xoang trở lên dày hơn.
-Màng nhày dày hơn có thể xuất hiện ở những người không có triệu chứng viêm xoang. Bởi vậy, kết quả scan phải tương quan với triệu chứng và xét nghiêm liên quan để chẩn đoán viêm xoang.
Siêu âm: Một phương pháp chẩn đoán khác là siêu âm, qui trình nhanh, tin cậy và rẻ hơn Scan mặc dù kết quả không chi tiết bằng. Siêu âm không được thừa nhận rộng rãi trong chẩn đoán siêu âm trong giới y học, đặc biệt là với thầy thuốc tai, mũi, họng. Điều này một phần nào bởi phương pháp Scan giúp các bác sĩ tai-mũi-họng có những hình ảnh tỉ mỉ vể giải phẫu xoang mà giúp họ trong phẫu thuật.
-Bác sĩ TMH (tai-mũi-họng) có thể trực tiếp thấy được lối đi thông các xoang với nhau với dụng cụ nội soi. Bằng phương pháp này nguyên nhân giải phẩu của thở khó có thể được tìm ra, như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, sưng amidan.
-Những chuyên gia TMH có thể lấy xoang bị nhiễm để xét nghiệm. Test này có nhiêu xâm lấn.
Điều trị viêm xoang.
-Điều trị viêm xoang tại nhà.
Chăm sóc tại nhà giúp mở các xoang và làm ẩm xoang.
Tăng cường lưu thông:
Uống nhiều nước và đồ uống như trà nóng.
Hít hơi nước hai đến bốn lần mỗi ngày.
Giảm màng nhầy: Long đờm là thuốc giúp đẩy màng nhầy khỏi phổi và các ống hô hấp, chúng giúp giảm màng nhầy và tăng cường lưu thông xoang. Hầu hết các trường hợp hay sử dụng guaifenesin. Có rất nhiều thuốc OTC có thể làm thông mũi, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Giảm đau: Có thể sử dụng : ibuprofen, aspirin, naproxen, để chống viêm.
Rửa mũi bằng nước muối loãng:
-Điều trị tại các cơ sở y tế.
Mục đích chính của điều trị viêm mũi hoặc viêm xoang là giảm sưng và viêm trong khoang mũi và xoang, ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường lưu thông các xoang, duy trì các xoang luôn thông thoáng.
Thuốc điều trị viêm xoang.
Thuốc chống viêm.
Bình thường tế bào máu và lớp màng bảo vệ của xoang có khả năng đẩy lui các kẻ xâm lược ngoại lai. Tuy vậy khi bị lẫn át bởi virus và vi khuẩn cộng với suy yếu hệ miễn dịch hoặc mẫn cảm với các chất gây dị ứng, kết quả gây viêm trong các xoang. Với những liệu pháp dành riêng, những viêm nhiễm nhẹ sẽ được điều trị hiệu quả. Có rất nhiều chỉ định có thể điều trị được những triệu chứng viêm.
Những thuốc làm thông mũi giảm bớt sự tắc nghẽn và quan trọng trong điều trị những triệu chứng ban đầu.
-Thuốc xịt mũi OTC: Oxymetazoline (Afrin), phenylephrine (Neo-Synephrine), naphazoline (Naphcon), and chlorzoxazone (Forte) tác dụng nhanh trong vòng 1 đến 3 phút. Những thuốc xịt trên không được dùng quá ba ngày bởi vì chúng sẽ giảm hiệu quả. Nhiều người sử dụng thuốc xịt mũi trở nên phụ thuộc thuốc. Vượt qua sự phụ thuộc khá khó khăn, chương trình bao gồm thuốc thông mũi, rửa mũi, thuốc xịt steroid.
-Thuốc thông mũi OTC: OTC thông mũi dạng uống (dạng viên nén hoặc dung dịch uống) có chứa những hoạt chất như pseudoephedrine hoặc phenylephrine . Chúng có thời gian tác dụng chậm hơn so với thuốc xịt. Thời gian để đạt được tác dụng là từ 30 đến 60 phút sau uống. Thuốc uống có thể giảm tác dụng nếu sử dụng lâu dài. Hiện tượng kháng thuốc có thể xảy ra nhưng không mạnh như thuốc xịt.
Thuốc uống và thuốc xịt đều có tác dụng phụ. Hầu hết chúng đều làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp, mất ngủ, bồn chồn, lo âu , khô miệng, nhìn mờ và đau đầu. Chúng có thể gây chứng tiểu ít. Những người có tiền sử tim mạch cao huyết áp, hoặc có vấn để đường niệu (đặc biệt là những người rối loạn tiền liệt tuyến) nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. Kết hợp thuốc nghẹt mũi với thuốc OTC khác có cùng tác dụng có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Điều trị viêm xoang.
Mục đích của điều trị là loại bỏ vi khuẩn khỏi các hốc xoang bằng kháng sinh. Điều này giúp ngăn cản biến chứng, giảm nhẹ triệu chứng, và giảm nhẹ nguy cơ của viêm xoang mãn.
-Trong trường hợp cấp tính, trong những ca đơn giản, một penicillin tổng hợp hay được sử dụng là Amoxicillin
-Những người bị dị ứng với Penicillin có thể uống kháng sinh có chứa nhom sunfur (trimethoprim/sulfamethoxazole) để thay thế , không dùng thuốc này cho người dị ứng với nhóm sunfur.
-Những người bị viêm xoang cấp đang điều trị dở chừng hoặc viêm xoang mãn mà vi khuẩn đã kháng Amoxicillin và trimethoprim/sulfamethoxazole có thể dung kháng sinh nhóm cephalosphorin như Augmentin, cefuroxime và loracarbef để thay thế.
-Sự lạm dụng kháng sinh phổ rộng có thể dẫn tới vi khuẩn kháng lại những kháng sinh tốt nhất và mới hiện nay. Bởi vậy những kháng sinh đơn giản như Amoxicillin nên được sử dụng trước tiên, thời gian uống vào khoảng 14-21 ngày. Theo thói quen cơ bản uống kháng sinh cho đến khi các triệu chứng không xuất hiện nữa và tiếp tục uống thêm một tuần nữa.
Tăng cường lưu thông.
Các phương pháp điều trị tại nhà như đã nêu trên có khả năng tăng cường lưu thông.
Nêu các tác nhân dị ứng do môi trường gây viêm xoang thì thuốc kháng histamine có thể giúp làm giảm sưng màng nhầy xoang. Các tác nhân gây dị ứng trong môi trường khuyến khích các tế bào bạch cầu trong máu và mô tăng cường giải phóng histamin trong lưu thông dẫn đến nghẹt mũi.
-Một vài thuốc kháng histamin như diphenhydramine không được đề nghị dùng lâu dài vì chúng dẫn đến khô và làm dày lớp niêm mạc do đó gây khó khăn trong điều trị.
-Các thuốc OTC kháng histamin như fexofenadine, cetrizine, loratadine hoặc desloratadine không làm khô niêm mạc xoang.
Thuốc kháng histamin thế hệ hai có tác dụng tốt với viêm cấp
Duy trì mở khoang xoang.
Để điều trị viêm xoang cấp, kết hợp một hoặc nhiều thuốc là cần thiết. Nếu các triệu chứng tái diễn thì có thể thêm các thuốc corticoid dạng uống hoặc xịt như prednisone, beclomethasone, fluticasone, triamcinolone, flunisolide.
Phẫu thuật.
Những người bị viêm xoang mãn mà ác cảm với các liệu pháp kháng sinh và thuốc. Kết qua Scan chỉ ra họ bị viêm xoang thì có thể sử dụng phẫu thuật để điều trị.
Theo dõi bệnh.
Những người triệu chứng viêm xoang không thuyên giảm mặc dù có sử dụng thuốc chống nghẹt mũi và kháng sinh cần được theo dõi bởi bác sĩ và các chuyên gia TMH.
Phòng ngừa viêm xoang.
Phòng ngừa viêm xoang phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.
-Tránh xa các yếu tố gây viêm đường hô hấp trên. Duy trì thói quen rửa sạch tay và tránh xa những người đang bị cảm cúm.
-Tiêm ngừa vaccin cúm sớm để ngăn chặn cúm và các yếu tố gây viêm hô hấp trên.Thuốc kháng virus để điều trị cúm như zanamivir, oseltamivir, rimantadine, amantadine , nếu uống để trị triệu chứng có thể ngăn được các yếu tố viêm nhiễm.
-Trong một vài nghiên cứu chỉ ra rằng Kẽm carbonat có khả năng làm giảm các triệu chứng của cảm.
-Chữa tress và chế độ ăn giàu chất chống oxi hoá (gốc tự do), đặc biệt là những hoa quả tươi và có màu sẫm giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Kế hoạch đối phó với dị ứng theo mùa.
-Nếu viêm xoang theo mùa hoặc các yếu tố dị ứng chỉ có theo mùa, hãy tránh xa nó. Nếu không có sự lựa chọn nào khác hãy sử dụng thuốc. Thuốc kháng histamin và thuốc chồng nghẹt mũi dạng xịt rất tốt trong việc trường hợp cấp tính.
-Nhiều người bị dị ứng theo mùa khi sử dụng thuốc kháng histamin như fexofenadine.. . đã mang lại kết quả rất rõ nét.
Nên đeo khẩu trang khi đi ra môi trường lạnh hoặc có nhiều tác nhân dị ứng
-Nên ít ra ngoài trong mùa dị ứng. Nên đóng cửa sổ và sử dụng máy lọc không khí. Giữ ẩm cho không khí là rất quan trọng.
Hãy sử dụng máy lọc không khí nếu sống trong môi trường nhiều bụi
-“Miễn dịch trị liệu” cũng rất có hiệu quả trong giảm nhẹ viêm xoang do các yếu tố gây dị ứng bên ngoài.Điều trị bằng phương pháp này phải kéo dài 3 đên 5 năm được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa dị ứng.
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
-Duy trì xoang mũi sạch sẽ bằng uống nhiều nước.
-Xịt mũi bằng nước muối loãng(có bán tại các hiệu thuốc) giữ cho các xoang mũi luôn ẩm, giúp dễ dàng đẩy ra nhứng tác nhân không có lợi. Hít hơi nước nóng cũng có tác dụng tốt.
-Tránh di chuyến bằng máy bay. Nếu bắt buộc thì hãy chuẩn bị thuốc xịt chống nghẹt mũi cho chuyến khởi hành và hãy sử dụng nước muối nhỏ mũi thường xuyên cho suốt chuyến bay
-Tránh những tác nhân gây dị ứng trong môi trường.Những người đang phải chịu đựng những khó chịu từ viêm xoang mãn hãy tránh xa những vùng khu vực hoạt động mà làm trầm trọng thêm tình trạng viêm xoang, ví dụ như khói thuốc lá hay nước có chứa clo.
Nhiều người bị dị ứng với phấn hoa
Dị ứng với lông động vật
Dị ứng với hương thơm
Tiên lượng.
Bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng có thể điều trị khỏi nếu điều trị sớm và đúng chỉ định. Trừ những trường hợp biến chứng nặng, bệnh viêm xoang cấp do vi khuẩn là có thể chữa khỏi. Nhiều người phát triền thành viêm xoang mãn hoặc những đợt cấp tái phát nếu họ sống trong môi trường có nhiêu tác nhân gây dị ứng mà gây ra bệnh viêm xoang cho họ.