Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Bao gói thực phẩm: những vấn đề cần lưu ý
Rất nhiều người nghĩ đơn giản, chỉ cần nhìn bằng mắt thường thấy sạch là có thể dùng bao, túi các loại để chứa thực phẩm. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng, có thể chúng chứa đựng nhiều chất độc hại bên trong.
Tiện lợi, nhưng độc
Thói quen đầu tiên mà các nhà khoa học cảnh báo đó là việc sử dụng túi nilon, hộp xốp để đựng thức ăn chế biến sẵn, nhất là những loại thực phẩm nóng.
Chị Nguyễn Hà Vi, Nghĩa Đô, Hà Nội là người bán xôi rất lâu năm ở chợ Nghĩa Tân. Chị cho biết, ngày trước, chị phải rất vất vả để đi thu mua lá rong, lá chuối, lá sen để gói xôi nhưng giờ thì có túi nilon và hộp xốp vừa tiện, vừa rẻ. Túi nilon thì rất rẻ, tính ra chưa đến 100đ/chiếc, còn hộp xốp có nắp đậy thì chỉ khoảng 200- 300đ/chiếc. Chị Vi cho rằng, túi sạch như vậy thì chẳng thể ảnh hưởng đến đồ ăn được, nhất lại là: “mình ăn thức ăn chứ có ăn bao gói đâu mà lo”. Quan điểm của chị Vi cũng là quan điểm của phần đông người dân hiện nay.
Chính vì thế, ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc hộp xốp trắng tinh, sạch sẽ tại bất cứ quán ăn nào. Với giá mua buôn khoảng 200 – 300 đ/hộp, bán đến người tiêu dùng khoảng 1.000 đồng. Nhiều người thay vì trước đây dùng cặp lồng đi mua đồ ăn sẵn thì nay, cứ tay không, đã có hộp mang về rồi. Thậm chí, chẳng cần hộp, kể cả mua phở, bún nóng, nước canh, chỉ cần túi nilon là đủ, mang về nhà đổ ra bát vẫn còn nóng hổi…
Thói quen này đặc biệt nguy hại cho sức khỏe. PGS.TS Nguyễn Hữu Hoan, Trung tâm phân tích và xử lý môi trường, Viện Hóa học Công nghiệp: với thực trạng sử dụng nhựa tái chế để sản xuất đồ nhựa như hiện nay, khó có thể nói, thức ăn đựng trong những đồ này không bị ô nhiễm bởi các chất phụ gia. Trong hóa học, một trong những điều kiện xúc tác đẩy nhanh quá trình phản ứng đó là nhiệt độ. Theo những nghiên cứu khoa học, ở nhiệt độ 70- 80 độ C là những phụ gia này bắt đầu hòa tan vào thực phẩm.
Lựa chọn đồ bao gói thực phẩm tốt
– Dùng các loại lá: như lá sen, lá chuối rửa sạch.
– Không nên chọn những loại nhựa có màu mè, kể cả nhựa màu trắng; Tuyệt đối không sử dụng nhựa PVC vào việc đựng đồ ăn.
– Khi chọn mua những sản phẩm đựng thực phẩm bằng nhựa, nên chọn mặt hàng nhựa Melamine.
– Đồ ăn nóng không nên để trong dụng cụ bằng nhựa vì dưới tác động của nhiệt, các chất phụ gia được kích hoạt và giải phóng nhanh hơn.
Một cảnh báo nữa là hiện nhiều người vẫn muối dưa, cà muối trong các thùng nhựa rẻ tiền. Quá trình lên men chua cũng là điều kiện tốt để kích hoạt các hóa chất nhiễm ra thực phẩm.
Có một thực tế là hầu hết túi nilon đều được sản xuất từ những túi đã qua sử dụng, do đó việc gây độc hại là chắc chắn. Những loại túi, hộp nhựa này có thể chứa một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat). Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, chất này có thể ảnh hưởng về giới tính của trẻ em các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam. Còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.
Nhiễm chì từ giấy báo
Cũng có một thói quen xấu cần cảnh báo đó là việc sử dụng giấy báo để bao gói thức ăn. Những tờ báo này trước khi được chuyển hóa tác dụng thì đã trải qua quá trình vận chuyển, truyền tay từ sạp báo đến người đọc, vứt quăng quật, ra hàng đồng nát… và sau cùng là gói thức ăn.
Ngần đó đoạn đường cũng khiến chúng đủ tích tụ rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển. Tuy nhiên, điều mà các nhà khoa học lo ngại nhất là hóa chất có trong mực in, trong đó có chì. Chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ thấy, cầm một tờ báo lâu, mực in đã thôi ra tay, thế nên việc chúng nhiễm vào thức ăn là điều khó tránh khỏi. Điều nguy hiểm, chì khi thâm nhập vào cơ thể không gây phản ứng ngay mà chúng tích lũy.
Khi hàm lượng chì đạt đến một ngưỡng nhất định nó sẽ “tấn công” sức khỏe con người biểu hiện bằng việc suy giảm trí nhớ, ùa tai, hoa mắt…
Quang Anh
Nguồn Đất Việt 19/07/2011