Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Phát hiện mới về cơ chế làm việc của đồng hồ sinh học
Một nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Cambridge đã thành công trong việc xác định cơ chế làm việc của đồng hồ sinh học trong cơ thể con người. Nhịp điệu sinh học này không chỉ có trong các tế bào của con người mà còn được tìm thấy ở những dạng sinh vật khác ví dụ như tảo, và nó đã tồn tại từ hàng triệu năm. Theo các nhà nghiên cứu, kết quả đạt được sẽ giúp hiểu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến làm việc theo ca, các trạng thái ngủ của con người hay thậm chí sự di trú của những đàn bướm.
Nghiên cứu trên – được thực hiện bởi Học viện khoa học chuyển hóa thuộc đại học Cambidge, Anh – đã chỉ ra rằng hồng cầu trong máu chính là nơi "sở hữu" nhịp điệu sinh học. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã ủ các hồng cầu khỏe mạnh trong bóng tối ở trạng thái nhiệt độ cơ thể trong nhiều ngày và lấy mẫu thường xuyên. Họ phát hiện ra nồng độ chất peroxiredoxin (một loại protein được sản sinh trong máu) hoạt động theo một chu kỳ 24 giờ. Điều này đã phủ định mọi suy đoán trước đó về sự liên quan giữa nhịp điệu sinh học và ADN, vì khác với các loại tế bào khác, tế bào máu không chứa ADN.
"Phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho y học!", dẫn lời Akhilesh Reddy, đồng tác giả của nghiên cứu. Các chứng bệnh thuộc về rối loạn tâm sinh lý như tiểu đường, tâm thần hay ung thư đều có liên quan đến sự hoạt động của đồng hồ sinh học. Từ những phát hiện trên, các nhà khoa học sẽ có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn mối tương quan giữ nhịp điệu sinh học và các loại bệnh lý, từ đó phát triển các phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.