Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Phục hồi ‘bộ nhớ’ cho chuột già bằng phương pháp truyền máu chuột non
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Y Stanford cho thấy, có một chất gì đó trong máu của những con chuột non có khả năng khôi phục lại chức năng thần kinh ở những con chuột già.
Nếu điều này tương tự ở người, nó có thể trở thành một phương thức phục hồi các bộ não lão hóa và có thể là các liệu pháp mới để điều trị các chứng bệnh như chứng suy giảm trí nhớ.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Medicine, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật hiện đại tinh vi để chỉ ra những thay đổi phân tử về giải phẫu và sinh lý thần kinh quan trọng bên trong bộ não của những con chuột già nhận máu từ những con chuột non.
Tony Wyss-Coray, Tiến sỹ Khoa học Thần kinh, tác giả chính của công trình nghiên cứu này cho biết họ đã so sánh một cách đơn giản hoạt động của các con chuột già qua các bài kiểm tra về trí nhớ không gian tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm sau khi những con chuột này được tiêm huyết tương (một thành phần máu không có tế bào) từ những con chuột non trẻ hơn, hoặc không được nhận huyết tương.
Tác giả dẫn đầu nghiên cứu, Saul Villeda, Tiến sỹ Giải phẫu học tại Đại học California-San Francisco cho biết: “Chúng tôi đã chỉ ra được ít nhất một vài hư hỏng liên quan tuổi tác của não có thể phục hồi. Mọi thứ không phải đã kết thúc”.
Những thí nghiệm trước đây của Wyss-Coray và Villeda, được công bố năm 20111 trên tạp chí Nature, cho thấy các vùng then chốt trong bộ não của những con chuột già nhận máu của những con chuột non đã sản sinh ra nhiều tế bào thần kinh mới hơn so với não của những con chuột già nhận nguồn máu từ những con chuột già. Ngược lại, những con chuột non nhận máu từ những con chuột già có tác dụng đảo ngược liên quan đến sự sản sinh các tế bào thần kinh mới, và cũng làm những con chuột non này suy giảm khả năng nhận biết môi trường của chúng.
Nhưng các công trình nghiên cứu trước đó đã không đánh giá trực tiếp tác động của nguồn máu của những con chuột non lên hành vi của những con chuột già. Lần này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cả những thay đổi bên trong các mạch thần kinh và các tế bào thần kinh riêng lẻ có thể chứng minh được những cải thiện trong học tập và trí nhớ. Đầu tiên, họ kiểm tra mỗi cặp chuột đã được phẫu thuật ghép hệ tuần hoàn. Thành viên của mỗi cặp này, gọi là những con chuột parabiotic (sống ghép), được cấp cùng một nguồn máu.
Nhóm Wyss-Coray’s chú ý đến vùng hải mã (hipppcampus) trong cấu trúc não bộ ở những con chuột parabiotic này. Ở cả người và chuột, cấu trúc này rất quan trọng để hình thành các dạng trí nhớ nhất định, đặc biệt là những hồi ức và khả năng nhận diện mô hình không gian. “Đó là vùng bạn cần sử dụng, ví dụ, khi bạn cố gắng tìm kiếm chiếc ô tô của mình trong bãi đỗ xe chật kín hoặc di chuyển trong một thành phố mà không có hệ thống định vị GPS,” Wyss-Coray cho biết.
Nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm làm thay đổi hoạt động và giải phẫu của vùng hải mã. Vùng hippocampus cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa bình thường, giảm mất chức năng khi người ta già đi. Ở các chứng bệnh mất trí nhớ như bệnh Alzheimer, vùng hải mã này bị hủy hoại nhanh chóng, dẫn đến mất khả năng hình thành các ký ức mới.
Qua nghiên cứu so sánh vùng hãi mã của những con chuột này, họ đã tìm ra sự khác biệt nhất quán từ các phép đo sinh hóa, giải phẫu và điện sinh học quan trọng để mã hóa các mạch tế bào thần kinh trải nghiệm ghi nhớ mới trong vỏ não.
Khi Villeda và Wyss-Coray cho các con chuột này cùng tham gia vào thử nghiệm xác định vì trí của một vật được giấu trong nước và thí nghiệm thử phản xạ sợ hãi. Kết quả là những con chuột nhận huyết tương trong máu của chuột trẻ nhớ nơi cất giấu của vật đó nhanh hơn rất nhiều và phản xạ sợ hãi tốt hơn so với các con chuột nhận huyết tương từ chuột già.
Trong cả hai thí nghiệm, sự cải thiện sẽ bị biến mất nếu huyết tương cung cấp cho chuột già gặp phải nhiệt độ cao. Quá trình xử lý nhiệt có thể làm biến tính các protein, cho nên điều này gợi ý rằng một loại protein tạo máu, hoặc một nhóm protein, có thể chịu trách nhiệm liên quan đến những cải thiện nhận thức được thấy ở những con chuột già nhận huyết tương của những con chuột non.
Wyss-Coray cho biết: “Có rất nhiều thành phần hiện diện trong máu của những con chuột non có tác dụng làm trẻ hóa bộ não cho những con chuột già. Tuy nhiên, chúng tôi đang nghiên cứu để xác định chính xác thành phần đó”.
Các nhà nghiên cứu hy vọng kết quả trên một ngày nào đó có thể được áp dụng vào nghiên cứu làm trẻ hóa ở con người
P.T.T (theo Sciencedaily, 06/05/2014)