202020  20

TRÀ XANH – CHÈ XANH (GREEN TEA)

Những người uống trà xanh xem ra có ít nguy cơ bị một loạt các chứng bệnh, từ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut nhẹ đến các bệnh mãn tính làm suy kiệt sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ (tai biến mạch máu não), bệnh nha chu (periodontal disease), và bệnh loãng xương (osteoporosis).

 PHẦN MÔ TẢ

Một cây trà xanh Á Đông có thể đạt tới độ cao 30 feet (9 m) khi mọc nơi hoang dã, tuy nhiên, trong các đồn điền trà, cây trà được trồng thành từng bụi, ở đây nó được cắt tỉa để có độ cao khoảng 3 feet (0,9 m) để kích thích sự tăng trưởng.  Một giống cây có họ với cây camellia có tên khoa học là Camellia sinesis, một loại cây trà mọc ra nhiều tán lá, một loại hoa giống cây camellia và quả chứa 1 đến 2 hạt.  Chỉ có những bộ phận nhỏ nhất và non nhất của cây trà – 2 lá và chồi non ở đầu ngọn – được hái để làm trà.

Cây trà

Cây trà là một loài thực vật có lá xanh quanh năm thuộc họ Camellia và bắt nguồn từ Trung Quốc, Tây Tạng và Bắc Ấn Độ.  Có 2 loại cây trà chính.  Chủng loại với lá nhỏ, được gọi là Camellia sinensis, phát triển mạnh ở những vùng núi cao khí hậu mát mẻ ở khu vực trung tâm của Trung Quốc và Nhật Bản.  Chủng loại với lá to, được gọi là Camellia assamica, mọc tốt nhất ở những khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm tại miền Đông Bắc Ấn Độ, tỉnh Tứ Xuyên (Szechuan) và tỉnh Vân Nam (Yunnan) của Trung Quốc.  Loại cây trà này cho ra những loại lá có màu xanh đậm óng ánh và các hoa trà nhỏ màu trắng. 

Theo một câu nói xưa của người Trung Quốc, “trà ngon mọc trên những ngọn núi cao”.  Độ cao và sương núi giúp che chắn ánh nắng mặt trời và cung cấp nhiệt độ thích hợp, độ ẩm cho phép lá phát triển chậm và giữ cho lá được mềm.  Cũng giống như rượu, chất lượng và mùi vị của một loại trà bị ảnh hưởng bởi môi trường (đất, khí hậu, độ cao) và nhà sản xuất trà (là những người quyết định khi nào và cách hái cũng như cách chế biến).

Đa số cây trà có một giai đoạn tăng trưởng và một giai đoạn ngủ đông.  Lá trà được hái khi các chồi lá mới mọc lên.  Ở các vùng khí hậu nóng hơn, những cây trà có vài đợt trổ chồi non và có thể được hái quanh năm.  Ở những vùng cao có điều kiện khí hậu mát mẻ hơn, người ta có một mùa thu hoạch rõ rệt.  Những lá trà từ những chồi non đầu tiên, thường vào mùa xuân, sẽ tạo ra chất lượng trà ngon nhất.

Có 4 loại trà chính: trà xanh, trà đen, trà ôlong và trà trắng.  Bốn loại trà này đều bắt nguồn từ cùng một cây trà.  Chủng loại cây trà và cách thức lá trà được chế biến sau khi thu hoạch sẽ tạo ra loại trà nhất định.

Tất cả các loại trà theo đúng nghĩa, khác với các sản phẩm pha chế bằng thảo mộc và hoa, mà những nhà đạo trà (afficiandos) gọi là tisanes, được làm từ lá của một loại cây xanh quanh năm có tên khoa học là Camellia sinensis.  Mặc dù mọc nơi hoang dã với chiều cao khoảng 30 feet (9 mét), nhưng trong các đồn điền trà, loại cây này lại mọc thành từng bụi (cụm), thường được cắt tỉa để có chiều cao khoảng 3 feet (0,9 mét) nhằm kích thích sự tăng trưởng và để dễ dàng hái lá.

Cây trà chỉ mọc ở những khu vực khí hậu ấm áp, nhưng có thể phát triển mạnh trong các khu vực có độ cao từ mực nước biển đến 7000 feet (2134 mét).  Tuy nhiên, các loại trà thơm ngon nhất lại bắt nguồn từ các cây trà được trồng các nơi cao hơn mà lá trà trưởng thành chậm hơn và tạo ra mùi vị đậm đà hơn.  Tùy theo độ cao, một cây trà non có thể mất khoảng từ 2 năm rưỡi đến 5 năm để có thể thu hoạch lá, nhưng sau khi đã trưởng thành, nó có thể cung cấp lá trà cho gần một thế kỷ.

Cây trà mọc rất nhiều tán lá, hoa trà, và quả trà, nhưng chỉ có những lá trà nhỏ nhất và non nhất sẽ được hái để chế biến thành trà – 2 lá và nụ trên ngọn của mỗi cành non.  Những cành non mọc ra, được gọi là sự đâm chồi (flush), có thể xảy ra mỗi tuần ở những nơi có độ cao thấp và mất khoảng vài tuần ở những nơi cao hơn.  Các lá non được những người hái trà (tea pluckers) hái bằng tay, người hái giỏi nhất có thể thu hoạch được khoảng 40 lbs (18 kg) mỗi ngày, đủ để chế biến 10 lbs (4,5 kg) trà.

Tất cả cây trà đều bắt nguồn từ một loài có tên là Camellia sinensis, nhưng điều kiện trồng ở địa phương (độ cao, khí hậu, đất trồng,…) thay đổi khác nhau, tạo nên nhiều loại lá trà đặc thù.  Tuy nhiên, cách chế biến lá trà lại càng quan trọng hơn để tạo ra các đặc điểm riêng cho ba loại trà phổ biến: trà xanh (green tea), trà đen (black tea), và trà ôlong.

Trà xanh (green tea),

Trà đen (black tea)

Trà ôlong

Trà xanh ít trải qua các công đoạn chế biến nhất, do đó cung cấp nhiều các chất polyphenol chống oxy hóa nhất, đặc biệt là một loại chất catechin (C15H14O6) có tên là epigallocatechin-3-gallate (EGCG), mà người ta tin rằng nó tạo ra phần lớn các lợi ích sức khỏe có liên quan đến trà xanh.  trà xanh được chế biến bằng cách hấp sơ các lá trà vừa được thu hoạch, làm cho lá trà mềm và ngăn không cho lá trà đổi màu.  Sau quá trình hấp, lá trà được cuộn lại, sau đó trải đều rồi sấy khô (được sấy bằng hơi nóng hoặc bằng chảo có đáy sâu) cho đến khi lá trà trở nên giòn.  Kết quả là, trà màu xanh vàng này có mùi vị tươi mới và hơi chát gần giống với mùi vị của lá trà tươi.

Trong quy trình sản xuất trà đen (black tea), lá trà được trải đều trên các giá phơi và được thổi hơi, công đoạn này giúp loại bỏ 1 phần 3 độ ẩm và làm cho lá trà trở nên mềm và dễ uốn.  Kế đến, các lá trà được cuộn lại để phá vỡ thành tế bào của chúng, làm cho nước ép trong lá tiết ra, cần thiết cho quá trình lên men.  Một lần nữa, lá trà được rải đều ra và được giữ ở độ ẩm cao để kích thích quá trình lên men, do đó giúp làm cho lá trà chuyển sang màu đồng đen và tạo ra mùi vị độc quyền của trà đen.  Cuối cùng, lá trà được sấy khô, tạo ra loại trà có màu nâu đen mà khi ngâm trong nước nóng sẽ cho ra loại nước trà có màu nâu đỏ với vị đậm hơn so với trà xanh và trà ôlong.

Trà ôlong, được làm từ lá trà đã được lên men phần nào trước khi được sấy khô, nằm giữa hai loại trà xanh và trà đen.  ôlong là một loại trà xanh nâu, có mùi vị và màu sắc đậm hơn so với trà xanh, nhưng nhẹ hơn so với trà đen.

Trà xanh luôn luôn, và duy trì cho đến ngày nay, là loại trà phổ biến nhất trên toàn khu vực Châu Á, mà đa số các sử gia và các nhà thực vật học tin rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc.  Lý do có lẽ là vì trà xanh không chỉ hấp thu được mùi vị và màu sắc của mùa xuân, mà còn truyền đi hương thơm dễ chịu cùng với nồng độ cao nhất các chất phytonutrient có lợi cho sức khỏe và chứa ít caffeine nhất trong số các loại trà.

 LỊCH SỬ

Cây trà, nguồn cung cấp loại thuốc uống phổ biến nhất trên thế giới, được tin là có nguồn gốc ở vùng đất rộng lớn bao quanh Tây Tạng, miền tây Trung Quốc, và bắc Ấn Độ.  Theo truyền thuyết của người Trung Hoa cổ, trà đã được hoàng đế Shen-Nung của Trung Hoa khám phá vào năm 2737 trước Công Nguyên, khi lá cây của một bụi trà mọc hoang tình cờ rơi vào một ấm nước ông đang đun sôi.  Tài liệu đầu tiên được ghi lại về trà xuất hiện trong một bản hợp đồng về nô lệ có tên là “Tan Yuch”, được viết bởi Wang Pao, một thi sĩ thời hoàng đế Husan, vào năm 59 trước công nguyên.  Vào năm 780 sau Công Nguyên, thời điểm tác phẩm The Classic of Tea của Lu Yu được phát hành ở Trung Hoa, cách trồng và thưởng thức trà, tên này bắt nguồn từ thổ ngữ của người Phúc Kiến “t’e”, đã phát triển thành một môn nghệ thuật tinh xảo.  Hiện nay, “cha” có nghĩa là trà trong tiếng Trung Quốc.  Khi chữ này du hành về hướng tây đi vào ngôn ngữ của vùng Trung Đông, thỉnh thoảng nó đã trở thành “chai”.

Người Ấn Độ cho rằng nhà sư Siddhartha đã khám phá ra trà vào thế kỷ thứ 6.  Truyền thuyết đã kể rằng nhà sư này (trước đây là một vị hoàng tử) đã đi về hướng Bắc từ Ấn Độ đến Trung Quốc để thuyết giảng Phật pháp, có lời nguyện rằng ông sẽ ngồi thiền liên tục không ngủ trong vòng 9 năm.  Đến được Quảng Châu (Canton) vào năm 519 sau Công Nguyên, ông đã ngồi tọa trước một bức tường thiền định và ở đó, chỉ sau 5 năm, ông đã bị kiệt sức vì mệt mỏi.  Ông đã hái và nhai lá của một loại cây ở gần đó, trong lòng tràn đầy niềm vui, ông đã khám phá ra một cảm giác hết sức tỉnh táo và tràn đầy sức khỏe.  Loại cây này, với các đặc tính hỗ trợ sức khỏe đã giúp ông tiếp tục giữ lời thề hứa, đương nhiên là cây Camellia sinesis, và ông đã mang theo lá cũng như hạt của loại cây này khi ông tiếp tục hành trình đi vào Nhật Bản.  Ở Nhật Bản, các nhà sư đã nhanh chóng đón nhận trà, sử dụng nó để giữ cho tinh thần được tỉnh táo trong suốt thời gian họ ngồi thiền và tạo thành một nghi thức uống đơn giản mà sau đó vài trăm năm, sư phụ trà Sen-no-Rikyu (1521-1591) đã phát triển thành một nghệ thuật cao cấp có tên là Chanoyu, một nghi lễ trà Nhật Bản.

Từ Nhật Bản, ở đây trà được trồng khắp nơi và được tiêu thụ vào thế kỷ thứ 9 sau Công Nguyên, văn hóa trà đã lan truyền đến Java, Indonesia, và các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.  Vào thế kỷ thứ 16, các thương gia Châu Âu đã đến vùng Viễn Đông và đã đưa vào Châu Âu loại thức uống thơm ngon này, và vào thế kỷ thứ 18, trà đã trở thành thức uống quốc hồn quốc túy của Anh Quốc.

Hàng ngàn bụi trà Trung Quốc bị nhà thực vật học Robert Fortune đánh cắp, ông là một “gián điệp” của Công Ty Thương Mại Đông Ấn của Anh Quốc, đã được đưa vào Ấn Độ vào những năm 1840, ở đây loại cây này đã nhanh chóng trở thành một loại cây trồng phổ biến và thu được lợi nhuận cho vương quốc Anh.

Trà (chè) đã băng qua Đại Tây Dương cùng với những người định cư vùng đất mới Châu Mỹ, chính sự phổ biến của trà đã dẫn đến việc người Anh đánh thuế trà vào năm 1767 lên những người ở vùng đất mới này, chính điều này đã làm những người định cư ở đây tức giận đến nỗi họ đã nổi dậy, ném bỏ hàng ngàn tấn trà xuống bến cảng vào năm 1733 mà sự kiện này trở thành nổi tiếng có tên là Boston Tea Party.  Không chấp nhận sự đánh thuế không công bằng của người Anh, nổi bật là thứ thuế đánh vào trà, trở thành yếu tố trung tâm dẫn đến Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ (Revolutionary War).  Loại trà bị đổ xuống bến cảng Boston có lẽ là trà xanh vì nó có khả năng là loại “trà thuốc súng”, vì trà xanh được cuộn chặt lại thành các viên nhỏ giống như viên đạn để bảo quản độ tươi của nó trong lúc vận chuyển.

Một vài những sự cách tân (đổi mới) trong cách tiêu thụ trà bắt nguồn ở Hoa Kỳ.  Vào năm 1904, khi một thương gia ở thành phố New York, Thomas Sullivan, đã gửi cho các khách hàng của ông những mẫu trà trong những túi lọc nhỏ bằng tơ, họ nhận thấy rằng các túi trà này có thể được dùng để pha một ly (tách, cốc) trà một cách rất tiện lợi, từ đó túi lọc trà được ra đời.  Một sự cách tân khác trong cách uống trà, đó là trà uống liền (instant tea), được tiếp thị đầu tiên vào năm 1948.

Hiện nay, không phải là Trung Quốc nhưng Ấn Độ là nước sản xuất trà số một trên thế giới, mặc dù Sri Lanka (trước đây gọi là Ceylon) là nước cung cấp trà chính cho Hoa Kỳ.  Trên toàn thế giới, mỗi năm có trên 2,5 triệu tấn trà được sản xuất, với Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Kenya, Indonesia (Nam Dương), Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nhật, Iran và Bangladesh là những nước trồng trà đứng đầu thế giới.

CÁC LỢI ÍCH SỨC KHỎE

trà xanh đặc biệt chứa nhiều các chất flavonoid hỗ trợ sức khỏe (chiếm 30% trọng lượng khô của một lá trà), bao gồm các chất catechin và các chất dẫn xuất của catechin.  Loại chất catechin chiếm đa số trong trà xanh là epigallocatechin-3-gallate (EGCG), mà được tin rằng đóng một vài trò quan trọng trong các tính năng chống ung thư và chống oxy hóa của trà xanh.  Các chất catechin nên được xem, cùng với các chất chống oxy hóa phổ biến khác như vitamin E và C, là những chất có tác dụng phá hủy các gốc tự do và hỗ trợ cho sức khỏe vì lý do này.

Đa số nghiên cứu cho thấy lợi ích sức khỏe của trà xanh dựa trên số lượng trà xanh thường được tiêu thụ ở các nước Châu Á – khoảng 3 ly (tách, cốc) mỗi ngày (cung cấp khoảng 240 – 320 mg các chất polyphenol).  Một ly (tách, cốc) trà xanh cung cấp 20 – 35 mg chất EGCG, và chất này có nhiều tính năng chống oxy hóa nhất trong số các chất catechin trong trà xanh.

Các lợi ích sức khỏe của trà xanh đã được nghiên cứu rất nhiều, và khi sự nhận thức của cộng đồng khoa học về các lợi ích tiềm năng của trà xanh gia tăng, thì số lượng các nghiên cứu mới cũng tăng lên.  Vào tháng 11 năm 2004, cơ sở dữ liệu của Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ (PubMed) đã chứa hơn 1000 nghiên cứu về trà xanh, với hơn 400 nghiên cứu được đăng tải vào năm 2004.  Sau đây là một phần tóm tắt về một số điểm cao nhất của nghiên cứu gần đây nhất về trà xanh.

Những người uống trà xanh xem ra có ít nguy cơ bị một loạt các chứng bệnh, từ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut nhẹ đến các bệnh mãn tính làm suy kiệt sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ (tai biến mạch máu não), bệnh nha chu (periodontal disease), và bệnh loãng xương (osteoporosis).  Các nghiên cứu mới đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức trà xanh:

Bảo Vệ Chống Lại Tình Trạng Tử Vong Do Nhiều Nguyên Nhân, Đặc Biệt Do Bệnh Tim Mạch

Vào tháng 8 năm 2006, một nghiên cứu ở Châu Âu, được đăng trên Tạp Chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng Châu Âu (European Journal of Clinical Nutrition), đã tìm thấy rằng trà là một chọn lựa có lợi cho sức khỏe hơn so với hầu như bất kỳ loại thức uống nào, bao gồm nước tinh khiết, bởi vì trà không chỉ có tác dụng tái bổ sung chất lỏng như nước, mà còn cung cấp một nguồn dồi dào các chất polyphenol có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim.

Một nghiên cứu ở Nhật được đăng trên tạp chí JAMA (Journal of the American Medical Association) số ra tháng 9 năm 2006 cho thấy rằng uống trà xanh giúp hạ giảm nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân, bao gồm bệnh tim mạch.

Tiến sĩ y khoa Shinichi Kuriyama của trường Đại Học Tohoku Khoa Chính Sách Công Cộng (Tohoku University School of Public Policy), ở Sendai, Nhật Bản, và các đồng nghiệp đã nghiên cứu mối liên hệ giữa việc tiêu thụ trà xanh và nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân, bệnh tim mạch, và bệnh ung thư.

Nghiên cứu này, bắt đầu vào năm 1994, đã theo dõi 40 530 người thành niên, có độ tuổi từ 40 – 79, ở vùng đông bắc Nhật, kéo dài lên đến 11 năm.  Trong khu vực này, 80% dân số uống trà xanh với hơn một nửa tiêu thụ ít nhất 3 ly (tách, cốc) một ngày.

So với những người tham gia nghiên cứu tiêu thụ ít hơn 1 ly (tách, cốc) trà xanh mỗi ngày, những người uống từ 5 ly (tách, cốc) mỗi ngày có rất ít nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân, và đặc biệt là, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, và phụ nữ nhận được sự bảo vệ nhiều hơn nam giới:

Các Lợi Ích Của trà Xanh

Ở Phụ Nữ

   
Ở Đàn Ông
Nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân giảm 23%

Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch giảm 31%

Nguy cơ tử vong do đột quỵ (tai biến mạch máu não) giảm 62%
   
Nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân giảm 12%

Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch giảm 22%

Nguy cơ tử vong do đột quỵ (tai biến mạch máu não) giảm 42%

Các lợi ích của trà đen hoặc trà ôlong xem ra không liên quan mật thiết hoặc không liên quan đến tỷ lệ tử vong từ mọi nguyên nhân hoặc từ bệnh tim.

Mặc dù nghiên cứu này không tìm thấy các chứng cứ về lợi ích ngăn ngừa ung thư từ việc uống trà xanh, nhưng các nghiên cứu có quy mô lớn khác, bao gồm một quá trình tổng hợp các kết quả của 13 nghiên cứu được đăng trên tạp chí Carcinogenesis (Sun CL et al) vào tháng 7 năm 2006, cho thấy rằng trà xanh giúp giảm bớt nguy cơ ung thư ngực.  Trong nghiên cứu này, khi so sánh với những phụ nữ không uống trà xanh, thì những người tiêu thụ nhiều trà xanh có 22% khả năng ít phát triển bệnh ung thư ngực hơn.

Thông thường trong các nghiên cứu, các hiệu ứng của một phản ứng hỗ trợ sức khỏe nào đó có nhiều khả năng bị làm xáo trộn bởi yếu tố rằng những người cố gắng theo đuổi một lối sống khỏe mạnh lại thường có nhiều thói quen sống lành mạnh.  Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, vì trà xanh là một loại thức uống được tiêu thụ phổ biến nhất ở Nhật, cho nên không có khả năng những người tham gia nghiên cứu chọn uống trà xanh chủ yếu vì sức khỏe, do đó cũng không có khả năng là hiện tượng nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân và từ bệnh tim mạch giảm xuống là do các thói quen khác có liên quan đến ý thức về sức khỏe.

Với lợi ích sức khỏe quan trọng của trà xanh, ngay cả đối với những người không đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, hãy tưởng tượng tiềm năng bảo vệ sức khỏe của trà xanh như một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh của bạn.

Nếu thực sự bạn không thể bắt đầu một ngày nếu không có một ly (tách, cốc) cà phê, thì hãy thử thưởng thức một ly (tách, cốc) trà xanh vào giờ ăn trưa, hoặc như một bữa trà chiều giúp khôi phục sự tỉnh táo (afternoon pick-me-up).  Bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra sự phối hợp độc đáo các đặc tính giúp tăng lực và thư giãn của trà xanh, cộng với mùi vị thơm ngon của nó, làm cho trà xanh là một trong những thói quen lành mạnh được ưa chuộng nhất của bạn.

Bảo Vệ Chống Lại Bệnh Mạch Vành

Trong các nghiên cứu ở Nhật, việc tiêu thụ trà xanh đã được tìm thấy là một yếu tố tiên đoán độc lập về nguy cơ mắc bệnh mạch vành.  Trong một nghiên cứu, những người mỗi ngày uống từ 5 ly (tách, cốc) trà xanh trở lên đã được tìm thấy có tỷ lệ 16% ít mắc bệnh mạch vành hơn.  Mối liên hệ trở nên quá rõ rệt đến nỗi các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, “Bệnh nhân càng tiêu thụ nhiều trà xanh thì họ càng có ít khả năng mắc bệnh mạch vành”.

Sự gia tăng số lượng các gốc tự do trong các động mạch là một vấn đề quan trọng trong nhiều dạng bệnh tim mạch.  Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng các chất catechin trong trà xanh có khả năng ngăn chặn các men liên quan đến quá trình sản sinh các gốc tự do ở màng trong của các động mạch.  Màng trong của động mạch là một lớp lót có độ dày 1 tế bào, đóng vai trò làm bề mặt phân ranh dòng chảy của máu và thành động mạch, nơi các mảng vữa có thể hình thành.  Bằng cách bảo vệ màng trong tránh khỏi bị các gốc tự do phá hủy, các chất catechin trong trà xanh giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tim mạch.

Ngăn Chặn Chứng Xơ Vữa Động Mạch

trà xanh được chứng minh có khả năng hạ giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch một cách hiệu quả bằng cách hạ giảm hàm lượng cholesterol “xấu” LDL, chất béo trung tính (triglycerides), peroxyt lipit (lipid peroxides: các gốc tự do có tác dụng phá hủy cholesterol LDL và các loại lipit hoặc chất béo khác) và fibrinogen (một loại protein trong máu liên quan đến quá trình hình thành các huyết khối), cùng lúc cải thiện tỷ lệ cholesterol “xấu” LDL/cholesterol “tốt” HDL.

Trong các nghiên cứu ở động vật, trong đó trà xanh được cho chuột hamster uống với các liều lượng tương đương với liều lượng tiêu thụ ở người, chứng xơ vữa động mạch được ngăn chặn với tỷ lệ từ 26 – 46% đối với những chú chuột nhận được liều lượng thấp (tương đương với 3 – 4 ly mỗi ngày ở người), và 48 – 63% ở những chú chuột nhận được liều lượng cao hơn (10 ly mỗi ngày ở người)

Các Lợi Ích Đặc Biệt Cho Những Người Bị Tăng Chất Béo Trung Tính

trà xanh có thể cung cấp các lợi ích bảo vệ tim đặc biệt cho những người bị tăng chất béo trung tính (triglycerides), theo một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, được đăng trên Tạp Chí Dinh Dưỡng (Journal of Nutrition) trong số ra tháng 2 năm 2005.

Một loạt các thí nghiệm đã tiết lộ rằng sự phối hợp một cách tự nhiên các chất catechin trong trà xanh theo liều lượng được chỉ định có tác dụng ức chế hoạt động của men lipase do tuyến tụy tiết ra (pancreatic lipase), men này có tác dụng tiêu hóa chất béo.  Kết quả là, tốc độ theo đó cơ thể phân nhỏ các chất béo thành các chất béo trung tính, và hiện tượng tăng cao của hàm lượng chất béo trung tính trong máu thường xảy ra sau bữa ăn, đã bị kéo chậm lại một cách đáng kể.

Vì sự gia tăng đáng kể các chất béo trung tính trong máu sau bữa ăn là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh mạch vành, do đó việc uống một ly (tách, cốc) hai túi trà xanh trong bữa ăn là một thói quen tốt, đặc biệt nếu như mức chất béo trung tính của bạn cao hơn bình thường.

Làm Loãng Máu và Giúp Ngăn Ngừa Huyết Khối

Các chất catechin trong trà xanh giúp làm loãng máu và ngăn ngừa quá trình hình thành các huyết khối (blood clot) bằng cách ngăn ngừa quá trình hình thành các hợp chất trợ viêm bắt nguồn từ các axit béo omega-6, các axit béo này được tìm thấy trong thịt và các loại dầu rau quả không bão hòa đa liên kết (polyunsaturated vegetable oils) chẳng hạn như dầu bắp, dầu rum (safflower oil), và dầu đậu nành.  Các hợp chất trợ viêm này – đặc biệt là, axit arachidonic sản sinh ra các chất cytokine thromboxane A2 và prostaglandin D2 – giúp cho các tiểu huyết cầu kết dính lại với nhau.

Bảo Vệ Tim ở Các Bệnh Nhân Mắc Bệnh Tim Mạch Cấp Tính

Chất catechin chính trong trà xanh, EGCG (epigallocatechin-3-gallate), tạo ra đặc tính bảo vệ đặc biệt này mà nó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hoại tử của các tế bào cơ tim sau khi bị tổn thương do thiếu máu cục bộ/tái cung cấp máu.  Thiếu máu cục bộ (ischemia) là một thuật ngữ y khoa ám chỉ nguồn cung cấp máu bị hạn chế và do đó oxy và các chất dinh dưỡng cũng bị thiếu hụt.  Khi quá trình tuần hoàn được khôi phục, sự hủy hoại do oxy hóa xuất hiện, và đây chính là sự tổn thương của các mô được tái cung cấp máu sau khi bị thiếu máu cục bộ (reperfusion injury).

Chất EGCG ngăn ngừa tình trạng hủy hoại cơ tim bằng cách chặn sự kích hoạt các hợp chất trợ viêm (bao gồm NF-kappa-B và STAT-1), các chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích sự hủy hoại do oxy hóa tiêu diệt các tế bào tim trong quá trình tái cung cấp máu.  Các nhà nghiên cứu tin rằng chất EGCG có thể được dùng để giúp giảm thiểu thương tổn ở các bệnh nhân có bệnh mạch vành cấp tính.

Giảm Thiểu Sự Hủy Hoại và Gia Tăng Tốc Độ Hồi Phục Sau Khi Cơn Nhồi Máu Cơ Tim

Nghiên cứu trong vài năm qua do bác sĩ Anastasis Stephanou và nhóm nghiên cứu của ông tại Viện Sức Khỏe Trẻ Em Anh Quốc (UK Institute of Child Health) và đã được trên Tạp Chí FASEB, tạp chí Federation of Experimental Biology và tạp chí Journal of Cellular and Molecular Medicine đã chú trọng vào khả năng ngăn chặn hoạt động của một loại protein có tên là STAT-1.  Thường được kích hoạt trong các tế bào sau một cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não), STAT-1 đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra hiện tượng hoại tử của các tế bào.

Không chỉ có tác dụng giảm thiểu hiện tượng hoại tử của các tế bào tim sau một cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não), chất ECGC còn tỏ ra có khả năng tăng tốc tiến trình hồi phục của các tế bào tim sau khi bị tổn thương, cho phép các tổ chức mô hồi phục nhanh chóng và làm giảm bớt những tổn thương đến các cơ quan.

Bác sĩ Stephanou, một nhà sinh vật học phân tử (molecular biologist), lưu ý: “Chúng tôi hết sức phấn khích bởi những phát hiện này và hy vọng sử dụng chúng trong lâm sàng để giảm thiểu sự kích hoạt tình trạng hoại tử của các tế bào ở các bệnh nhân có bệnh tim mạch vành cấp tính”.

Giảm Thiểu Tình Trạng Não Bị Tổn Thương Sau Một Cơn Đột Quỵ

Chất EGCG còn được chứng minh là có khả năng bảo vệ các tế bào não bằng các cơ chế này, và do đó có thể giúp giảm thiểu tình trạng tổn thương não xảy ra sau một cơn đột quỵ (stroke: tai biến mạch máu não).  Trong một số nghiên cứu ở động vật, trà xanh tỏ ra rất hiệu quả với khả năng hạ giảm sự hình thành các gốc tự do trong mô não đến nỗi các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, “Việc tiêu thụ hàng ngày các chất catechin trong trà xanh có thể giúp bảo vệ não một cách hiệu quả khỏi tình trạng hủy hoại não không thể đảo ngược do thiếu máu não cục bộ (cerebral ischemia), và những rối loạn thoái hóa thần kinh theo sau”.

Hạ Huyết Áp và Giúp Ngăn Ngừa Tình Trạng Cao Huyết Áp

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine số ra tháng 7 năm 2004 đã tìm thấy rằng trong số những cá nhân tiêu thụ trà thường xuyên trong vòng ít nhất một năm, nguy cơ phát triển tình trạng cao huyết áp giảm 46% trong số những người uống nửa ly (tách, cốc) – 2 ly rưỡi (tách, cốc) mỗi ngày, và giảm 65% trong số những người tiêu thụ trên 2 ly rưỡi (tách, cốc) mỗi ngày.

Trong một nghiên cứu khác, được thực hiện ở các chú chuột được lai tạo không chỉ bị cao huyết áp mà còn có khuynh hướng bị đột quỵ, những chú chuột được cho uống trà xanh có áp suất tâm thu (systolic) và tâm trương (diastolic) xuống thấp đáng kể khi được so sánh với những chú chuột trong nhóm kiểm soát chỉ được uống nước tinh khiết.  Các động vật trong nghiên cứu này, đã được đăng trong Tạp Chí Dinh Dưỡng (Journal of Nutrition) số ra tháng giêng năm 2004, tiêu thụ số lượng tương đương với người là 1 lít (khoảng trên 4 ly) trà xanh mỗi ngày.

Giúp Ngăn Ngừa Sự Phát Triển của Chứng Xơ Vữa Động Mạch và Bệnh Ung Thư

Trong cả hai trường hợp xơ vữa động mạch (atherosclerosis) và ung thư, sự phát triển và sinh sôi nảy nở của các tế bào là vấn đề trung tâm của tiến trình bệnh.  Trong trường hợp xơ vữa động mạch, các mảng vữa hình thành trong màng lót các động mạch, sau đó trở nên dày hơn và ít đàn hồi hơn, ngăn cản dòng chảy của máu.  Trong trường hợp bệnh ung thư, cơ chế kiểm soát sự phát triển của các tế bào ngưng hoạt động, và chúng sinh sản ở mức độ không thể kiểm soát được.  trà xanh có thể giúp ngăn cản sự sinh sôi nảy nở bất thường này của tế bào.

Các chất catechin, nằm trong số những hợp chất hoạt tính chính trong lá trà xanh, làm cho trạm kiểm soát chính ngưng hoạt động, thông qua trạm kiểm soát này các yếu tố tăng trưởng trong hai trường hợp xơ vữa động mạch và bệnh ung thư gửi đi các thông tin về sự tăng trưởng tế bào.  Các trạm kiểm soát này, được gọi là các thụ thể tyrosine kinase, rất cần thiết cho việc chuyển tải các thông tin được truyền đi bởi yếu tố tăng trưởng bắt nguồn từ tiểu huyết cầu, yếu tố tăng trưởng giống insulin, yếu tố tăng trưởng biểu bì, yếu tố tăng trưởng nguyên sợi bào, và yếu tố tăng trưởng màng trong mạch.  Kết quả là khả năng ngăn chặn hoặc tạm dừng các tiến trình bệnh lý phụ thuộc vào sự tăng trưởng thừa.

Hai yếu tố gây hủy hoại khác làm cho các tế bào lót các mạch máu trong cơ thể chúng ta tăng trưởng nhanh là AGEs (advanced glycation end products: các sản phẩm cuối của phản ứng tạo glycoprotein phức) và MAPK (mitogen-activated protein kinase).  Các chất AGE hình thành khi chất đường bám vào không phù hợp và làm biến dạng các protein.  Hoạt động của protein MAPK thường gia tăng khi mức cholesterol “xấu” LDL tăng cao.  Trong các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, các chất polyphenol trong trà xanh được chứng minh, khi sử dụng ở liều lượng được chỉ định, sẽ có khả năng ức chế sự tăng trưởng nhanh (do AGE kích thích) của các tế bào cơ trơn trong mạch máu và có khả năng ngăn ngừa sự gia tăng số lượng protein MAPK mà thường được phát hiện khi hàm lượng cholesterol LDL tăng cao.

Bảo Vệ Chống Lại Bệnh Ung Thư

Trong vòng 10 năm qua, các tác dụng ngăn ngừa ung thư của trà xanh đã được các nghiên cứu lâm sàng, ở động vật, nuôi cấy tế bào và dịch tễ học hỗ trợ một cách rộng rãi.  Đối với tác dụng ngăn ngừa ung thư, đã có quá nhiều chứng cứ hỗ trợ đến nỗi Chi Nhánh Ngăn Ngừa Hóa Học của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (Chemoprevention Branch of the National Cancer Institute) đã đề xướng một kế hoạch phát triển các hợp chất trong trà thành các chất hóa học ngăn ngừa ung thư trong các thử nghiệm ở người.

Khi phải chạm trán với các tế bào ung thư, trà xanh sẽ giúp hủy diệt các tế bào này theo một số phương pháp đặc biệt.

Các nghiên cứu nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng những chất polyphenol trong trà xanh là các chất kích thích rất mạnh làm cho tế bào tự hủy diệt và chu kỳ phát triển của tế bào ung thư bị chặn lại, nhưng chu kỳ phát triển của các tế bào bình thường vẫn hoạt động.  (Cell cycle: chu kỳ phát triển của tế bào là một quá trình mà các tế bào phải trải qua để phân bào và tái tạo bản sao).

Các hoạt động chống ung thư này đã được xem là do các tác dụng chống oxy hóa mạnh của những chất catechin trong trà xanh, đặc biệt là chất epigallocatechin-3-gallate (EGCG).  Đây là một giả thuyết hợp lý, với một số các nghiên cứu đã chứng minh rằng trà xanh sở hữu các đặc tính chống oxy hóa đặc biệt.  Trong một nghiên cứu được đăng trong tạp chí Mutation Research số ra tháng 11 năm 2004, các tính năng bảo vệ chống oxy hóa của EGCG chống lại một số chất gây ung thư được tìm thấy có mức độ mạnh hơn so với các chất trong vitamin C là 120%.

Mặc dù tính năng chống oxy hóa của trà xanh thật ấn tượng, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy loại thức uống đa chức năng này không đơn thuần là một phương pháp duy nhất bảo vệ chúng ta chống lại bệnh ung thư.

Một trong số các cơ chế này là khả năng ức chế quá trình tạo mạch máu mới (angiogenesis) của trà xanh.  Các tế bào ung thư, luôn cố gắng phân bào và di căn, có một nhu cầu vô tận mà chỉ có thể tạm thời bị làm cho im lặng bằng cách gia tăng số lượng mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng.  Với khả năng ức chế quá trình tạo mạch máu mới (angiogenesis), trà xanh giúp tiêu diệt bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào ung thư.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng trà xanh hoạt động ở cấp gen, “tắt” đi các gen trong các tế bào ung thư liên quan đến sự tăng trưởng của tế bào, trong khi đó “bật” lên các gen điều khiển các tế bào ung thư tự hủy diệt.  Chất EGCG đã được tìm thấy là có khả năng hoạt động với vai trò một chất hỗ trợ oxy hóa hoặc gốc tự do, nhưng chỉ bên trong các tế bào ung thư, là nơi mà chất này gây tổn thương nhiều đến nỗi các cơ chế tự hủy diệt của các tế bào ung thư được kích hoạt.

Một nghiên cứu về các tác dụng của chất ECGC đối với các tế bào biểu bì tổng hợp keratin (keratinocytes) đã tìm thấy rằng hợp chất trong trà xanh này hiện nay cũng là một phương pháp để điều chỉnh bệnh ung thư, đó là “bật” lên các gen điều khiển tế bào ung thư trở lại bình thường.

Các tác dụng chống ung thư của trà xanh bao gồm khả năng ức chế sự sản sinh quá nhiều men cyclooxygenase (COX)-2, một loại protein khi được sản sinh quá nhiều được xem là một yếu tố gây ra nhiều chứng bệnh, bao gồm viêm khớp và ung thư.  Men COX-2 có một phiên bản đối xứng, có tên là COX-1, men này có thể hữu hiệu nếu không đụng chạm đến khi ngăn ngừa sự sản sinh quá nhiều men COX-2.  Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) chẳng hạn như aspirin và ibuprofen (có tác dụng ức chế cả hai loại men COX-1 và COX-2), các loại thuốc ức chế COX-2 đặc biệt, chẳng hạn như Vioxx và Celebrex (chỉ ức chế COX-2), đã được xem là các loại thuốc có khả năng ngăn chặn một số dạng bệnh ung thư, nhưng các tác dụng phụ độc hại của các loại thuốc này đối với các tế bào bình thường đã hạn chế tính hiệu quả của chúng.  Trong các nghiên cứu về các tế bào ung thư tuyến tiền liệt (nhiếp hộ tuyến), chất EGCG tỏ ra có khả năng chỉ chặn men COX-2 và không gây ra các tác dụng phụ độc hại nào.

Các chất phytonutrient trong trà xanh, đặc biệt là các chất catechin, giúp làm tăng sự sản sinh và hoạt động của các men khử độc trong cơ thể con người, và có thể gia tăng khả năng tiêu diệt các chất gây ung thư, các kết quả nghiên cứu được sự ủng hộ của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute).

42 người tham gia có sức khỏe tốt đã ngưng sử dụng trà hoặc các sản phẩm trà trong vòng 1 tháng, sau đó đã được lấy các mẫu máu để đánh giá các hoạt động và mức glutathione S-transferases (GST), là một nhóm chính các men khử độc.  Sau đó, những người tham gia được cho tiêu thụ các chất catechin trong trà xanh với số lượng tương đương với 8 – 16 ly (tách, cốc) trà xanh mỗi ngày.  Hoạt động của nhóm các men GST được tăng lên một cách đáng kể ở những người có mức GST hoạt động cơ sở thấp hơn nhưng người có nhiều nguy cơ bị ung thư.

Ung Thư Tuyến Tiền Liệt (Nhiếp Hộ Tuyến)

Chất EGCG còn cung cấp các lợi ích khác đặc biệt trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer).  Một nghiên cứu được đăng trong Tạp Chí Quốc Tế về Ung Thư (International Journal of Cancer) số ra tháng 12 năm 2004 đã tìm thấy rằng chất EGCG, với liều lượng được chỉ định, có khả năng ức chế một cách đáng kể sự sản sinh chất PSA (protaste-specific antigen: một men có tác dụng xúc tác quá trình phân nhỏ protein do các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt tiết ra), một dấu chỉ báo hiệu nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.  Chất EGCG không chỉ giúp hạ giảm hàm lượng PSA, mà còn có tác dụng ức chế toàn bộ hoạt động của chất PSA, mà các hoạt động này được kiểm tra có khả năng thúc đẩy phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Các Chất Polyphenol Trong trà Xanh Ngăn Chặn Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Ở Nhiều Cấp Độ

Các chất polyphenol trong trà xanh giúp ngăn chặn bệnh ung thư tuyến tiền liệt lan rộng bằng cách huy động một số phản ứng giữa các phân tử trong tế bào (molecular pathways) có tác dụng chặn đứng sự sinh sôi nảy nở và sự lan rộng của các tế bào ung thư, đồng thời ức chế sự phát sinh của các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào ung thư, theo nghiên cứu được đăng trong tạp chí Nghiên Cứu Ung Thư (Cancer Research) số ra tháng 12 năm 2004.

Các chất polyphenol trong trà xanh:

–      Có tác dụng làm giảm hàm lượng yếu tố tăng trưởng 1 giống insulin (insulin-like growth factor-1 – IGF-1), đồng thời làm tăng hàm lượng IGF liên kết protein-3, chất này liên kết với IGF-1, tiếp tục giảm bớt hoạt động của IGF-1.  (Hàm lượng IGF-1 tăng cao được xem không chỉ liên quan đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt, mà còn liên quan đến các bệnh ung thư ngực, phổi và ruột già).
–      Ức chế các protein quan trọng giúp tế bào sinh tồn, thúc đẩy quá trình tự hủy diệt ở các tế bào ung thư.
–      Giảm bớt tính thể hiện của một số hợp chất (chất kích hoạt urokinase plasminogen và matrix metalloproteinase 2 và 9) liên quan đến sự di căn và lan truyền của các tế bào ung thư
–      Giảm bớt số lượng yếu tố tăng trưởng màng trong mạch (vascular endothelial growth factor – VEGF), yếu tố này có tác dụng tạo ra các mạch máu mới để đưa các chất dinh dưỡng đến các khối u đang phát triển.

Tất cả các tác dụng này được nhìn thấy trong nghiên cứu ở động vật được liên tục truyền vào trong vòng 6 tháng.  Mặc dù rõ ràng chưa tỏ ra hiệu quả ở người, nhưng nghiên cứu này đề xuất rằng tiêu thụ trà xanh mỗi ngày có thể có khả năng bảo vệ cao.

Chọn uống trà xanh và ăn trái cây (hoa quả) cũng như rau củ giàu chất carotenoid, lycopene thường xuyên, có thể giúp hạ giảm đáng kể nguy cơ phát bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông, theo đề xuất của nghiên cứu được đăng trong Tạp Chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition). (Jian L, Lee AH, et al).

Trong nghiên cứu kiểm soát trường hợp (case-control study) này, bao gồm 130 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và 274 cá nhân trong nhóm kiểm soát (controls), những người đàn ông uống nhiều trà xanh nhất được tìm thấy có khả năng giảm 86% nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt khi được so sánh với những người uống ít nhất.

Một mối liên hệ nghịch đảo tương tự đã được phát hiện giữa việc tiêu thụ các loại trái cây (hoa quả) giàu chất lycopene và các loại rau củ như cà chua, quả mơ (apricot), bưởi ruột hồng, dưa hấu, và ổi ở những người đàn ông. Những người thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này nhiều nhất giảm được 82% nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt khi được so sánh với những người tiêu thụ các loại thực phẩm này ít nhất.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý thêm rằng tiêu thụ thường xuyên trà xanh và các loại thực phẩm giàu chất lycopene có thể tạo ra hiệu ứng bảo vệ đồng vận (synergistic protective effect), mạnh hơn tác dụng bảo vệ của từng loại.

Các hướng dẫn hữu ích: Hãy tạo thói quen uống trà xanh và ăn các loại thực phẩm giàu chất lycopene.

–      Mang theo 1 lít nước trà đá đến nơi làm việc và uống suốt ngày hoặc mang nước trà đến phòng tập thể dục dùng để giải khát sau khi tập.
–      Bắt đầu bữa ăn sáng với nửa quả bưởi hoặc một ly nước ép đu đủ hoặc nước ổi.
–      Bắt đầu bữa ăn trưa hoặc bữa ăn tối với một ít nước ép cà chua pha với chanh.  Ăn nhẹ bằng món tomato crostini: trong lò nướng, cho bánh mì vào lò nướng cho đến khi giòn, cho vào nước xốt cà chua, một số rau thơm (rau mùi), một ít phó mát, và nướng lại cho đến khi phó mát tan ra.
–      Trộn dầu oliu, các loại quả hạch (nuts), phó mát và xốt cà chua vào món nui, dùng cho bữa trưa hoặc bữa tối.

Uống 5 ly (tách, cốc) trà xanh mỗi ngày có thể giảm được 50% nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt nghiêm trọng, theo các dữ liệu được thu thập trong Nghiên Cứu Triển Vọng của Trung Tâm Sức Khỏe Công Cộng Nhật Bản (The Japan Public Health Center-based Prospective Study).  Nghiên cứu này đã theo dõi 49 920 đàn ông người Nhật tuổi từ 40 – 69 từ năm 1990 đến 2004.  Khi được so sánh với những người đàn ông uống chưa đến một ly (tách, cốc) trà xanh mỗi ngày, thì những người tiêu thụ từ 5 ly (tách, cốc) mỗi ngày đã giảm được 48% nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt nghiêm trọng.

Nếu bạn chưa bao giờ uống trà xanh, hãy nên biến loại thức uống tạo năng lượng và thơm ngon này thành một thói quen lành mạnh.  Mỗi năm, trên toàn thế giới có hơn nửa triệu trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, và tỷ lệ mắc bệnh này, nguyên nhân gây ra 200 000 ca tử vong mỗi năm, đang trên đà gia tăng ở mức 1,7% trong 15 năm.  (Kurahashi N, Sasazuki S, et al., Am J Epidemiol). 

Ung Thư Buồng Trứng

Tiêu thụ trà xanh được chứng minh có khả năng giúp gia tăng tỷ lệ sống sót ở các phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng (ovarian cancer).  Trong một nghiên cứu được đăng trong Tạp Chí Quốc Tế về Ung Thư (International Journal of Cancer), những phụ nữ với bệnh ung thư buồng trứng và uống ít nhất 1 ly (tách, cốc) trà xanh mỗi ngày giảm được 56% nguy cơ tử vong trong 3 năm nghiên cứu khi được so sánh với những người không uống trà.  Một nghiên cứu ở phòng thí nghiệm về các tế bào ung thư buồng trứng được đăng trong tạp chí Ung Thư Phụ Khoa (Gynecologic Oncology) số ra tháng 9 năm 2004 giải thích: chất EGCG không chỉ ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư buồng trứng, mà còn gây ra quá trình tự hủy diệt ở các tế bào này bằng cách tác động đến một số gen và protein.

Một nghiên cứu về dịch tễ học (epidemiological study) được đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine số ra tháng 12 năm 2005, đưa ra thêm chứng cứ cho thấy rằng thưởng thức 1 hoặc 2 ly (tách, cốc) trà mỗi ngày có thể giúp hạ giảm đáng kể nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

Các dữ liệu từ nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy rằng cả trà xanh và trà đen đều có thể giúp bảo vệ chống lại nhiều dạng bệnh ung thư, và các chất polyphenol được xem là các chất có khả năng bảo vệ nhiều nhất.  Trong nghiên cứu này, Sasanna Larsson và Alicja Wolk ở Viện Y Học Môi Trường Quốc Gia (National Institute of Environmental Medicine), thành phố Stockholm, Thụy Điển, đã quyết định tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa việc tiêu thụ trà và bệnh ung thư buồng trứng.

Những người tham gia nghiên cứu là 61 057 phụ nữ Thụy Điển tuổi từ 40 – 76, đã được chụp X-quang vú và hoàn tất những câu hỏi thăm dò về 67 loại thực phẩm thường tiêu thụ ở mức chuẩn (từ năm 1987 – 1990), sau đó những người phụ nữ này đã được theo dõi trong vòng 15,1 năm.

Kết quả phân tích các dữ liệu cho thấy rằng ngay cả những phụ nữ tiêu thụ chưa đến 1 ly (tách, cốc) trà mỗi ngày cũng giảm được 18% nguy cơ ung thư buồng trứng khi được so sánh với những người không uống trà.

Uống thêm một ly (tách, cốc) trà mỗi ngày được xem có khả năng giảm được 18% nguy cơ ung thư buồng trứng.

Mặc dù tiêu thụ nhiều trà thường được xem có liên quan đến những thói quen hỗ trợ sức khỏe, bao gồm tiêu thụ nhiều trái cây (hoa quả) và rau củ, tuy nhiên khi được so sánh với những thói quen sống của những người hiếm khi hoặc không bao giờ uống trà, thì tỷ lệ nguy cơ ung thư buồng trứng hạ giảm đáng kể được phát hiện khi gia tăng tiêu thụ trà, điều này cho thấy rằng trà có khả năng tạo ra sự bảo vệ đáng kể.

trà Giàu Chất Kaempferol và Cây Bông Cải Xanh (Broccoli) Bảo Vệ Chống Lại Bệnh Ung Thư Buồng Trứng

Một nghiên cứu tiềm năng xem xét việc tiêu thụ trong bữa ăn 5 loại chất flavonoid phổ biến ở 66 940 phụ nữ trong Nghiên Cứu Sức Khỏe Điều Dưỡng (Nurses Health Study) trên 18 năm theo dõi đã phát hiện những người có chế độ ăn bao gồm phần lớn các chất flavonoid phổ biến (myricetin, kaempferol, quercetin, và luteolin), giảm được 25% nguy cơ ung thư buồng trứng, khi được so sánh với những người tiêu thụ với số lượng ít nhất.

Những phụ nữ tiêu thụ nhiều chất kaemferol nhất, một loại chất flavonoid tập trung trong trà (như trà xanh), rau bông cải xanh (broccoli) và hành, được phát hiện có khả năng giảm được 40% nguy cơ ung thư buồng trứng, khi được so sánh với những phụ nữ tiêu thụ chất kaempferol với số lượng ít nhất.

Tương tự, những phụ nữ có chế độ ăn uống cung cấp nhiều chất luteolin nhất có khả năng hạ giảm 34% nguy cơ ung thư buồng trứng, khi được so sánh với những người tiêu thụ ít luteolin nhất.  Cần tây (celery) và ngò tây (parsley) là 2 trong số các loại rau chứa nhiều chất luteolin nhất, ngoài ra chất này còn được tìm thấy trong củ cải vàng (rutabagas), ớt và rau bina (spinach).  (Gates MA, Tworoger SS, et al., Int J Cancer).

U Não ở Trẻ Em

Khả năng ức chế men telomerase (được tìm thấy ở các điểm cuối của nhiễm sắc thể trong các nguyên bào, tế bào gốc và các tế bào ung thư) của trà cũng có thể có lợi cho các trẻ em bị các khối u ác tính phổ biến nhất, các khối u thần kinh ngoại bì nguyên thủy (primitive neuroectodermal tumors).  Hoạt động của men telomerase cho phép các tế bào ung thư tránh được các hạn chế được quy định về số lần một tế bào có thể tái tạo bản sao trước khi tự hủy diệt.  Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Ung Thư Thần Kinh (Neuro-Oncology) số ra tháng giêng năm 2004, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng ở các trẻ với các khối u này, men telomerase có khả năng hoạt động ít nhất cao gấp 5 lần so với các tế bào não bình thường, và phát hiện rằng chất EGCG có khả năng ức chế tối đa hoạt động của men telomerase với liều lượng được chỉ định.

Ung Thư Ruột Già

trà xanh cũng có thể giúp giảm bớt nguy cơ gia tăng bị ung thư ruột già (colon cancer) do chế độ ăn giàu chất béo gây ra.  Một nghiên cứu ở động vật được đăng trên tạp chí Dinh Dưỡng và Ung Thư (Nutrition and Cancer) vào năm 2003 đã tìm thấy rằng khi trà xanh được cho tiêu thụ cùng với một chế độ ăn giàu chất béo omega 6 (dưới dạng dầu bắp), thì số lượng các hợp chất trợ viêm được sản sinh trong ruột già (5-lipoxygenase, leukotriene A4 hydrolase, và leukotriene B4) đã giảm xuống đáng kể, cũng như số lượng các tế bào ruột già tiền ung thư (aberrant crypt foci: các tuyến bất thường có cấu trúc hình ống lót bên trong ruột già và ruột thẳng).  Tiêu thụ trà xanh thậm chí còn có khả năng hạ giảm số lượng mỡ bụng được sản sinh ở các động vật được cho tiêu thụ trà xanh khi được so sánh với các động vật trong nhóm kiểm soát (nhóm không tiêu thụ trà xanh).

Thường Xuyên Uống trà Xanh Cắt Giảm 50% Nguy Cơ Ung Thư Ruột Già

Để đánh giá mối liên hệ giữa việc tiêu thụ trà xanh và nguy cơ ung thư ruột già, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 69 710 phụ nữ Trung Quốc, có độ tuổi từ 40 – 70 trong vòng 6 năm.

Những phụ nữ thường xuyên uống trà xanh khi nghiên cứu này bắt đầu có khả năng cắt giảm 37% nguy cơ phát triển bệnh ung thư ruột già khi được so sánh với những người không uống trà xanh thường xuyên.  Những phụ nữ tiếp tục uống trà xanh thường xuyên trong suốt cuộc nghiên cứu đã có được các kết quả tốt hơn, giảm bớt 57% nguy cơ phát triển bệnh ung thư ruột già. (Yang G, Shu XO, et al., Cancer Epidemiol Biomarkers Prev). 

Các Hướng Dẫn Pha trà: Thưởng thức trà xanh dưới dạng thức uống nóng và lạnh.

–      Pha trà xanh với một lát gừng mỏng và chanh, hoặc các ngọn bạc hà lục (spearmint: rau húng cây, húng duỗi).  Thêm một muỗng cà phê mật ong vào mỗi ly (tách, cốc), khuấy đều và uống nóng, hoặc sử dụng một nửa số lượng nước nóng (hoặc số lượng trà gấp 2 lần), chờ cho trà ngấm và nguội, sau đó pha một nửa lượng nước trà với nước ép trái cây chẳng hạn như nước ép đào, nước ép dứa (thơm), hoặc nước ép đu đủ.  Cho vào máy xay sinh tố, xay đều rồi cho đá vào, uống lạnh.
–      Làm nước green tea chai bằng cách pha trà xanh với sữa đậu nành nóng.  Cho thêm quế, tiêu đen, gừng và tiêu Jamaica (allspice).

Sỏi Mật và Ung Thư Đường Mật

trà xanh giúp hạ giảm nguy cơ bị sỏi mật và các chứng bệnh ung thư đường mật (biliary tract cancers), theo một nghiên cứu lớn dựa trên cộng đồng, kiểm soát trường hợp, dẫn đầu bởi Ann Hsing của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute), thành phố Bethesda, bang Maryland, và đã được đăng trên Tạp Chí Quốc Tế về Ung Thư (International Journal of Cancer), số ra tháng 6 năm 2006.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Hsing thu thập các dữ liệu về nhân khẩu học, y tế và chế độ ăn từ 627 cá nhân có bệnh ung thư đường mật, 1037 cá nhân bị sỏi mật (gallstones), và 959 người trong nhóm kiểm soát ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Trong số những phụ nữ, sau khi xem xét tuổi tác, trình độ giáo dục và chỉ số trọng lượng cơ thể, thì những người tiêu thụ ít nhất 1 ly (tách, cốc) trà mỗi ngày trong vòng ít nhất 6 tháng đã có thể giảm được 27% nguy cơ phát triển sỏi mật, giảm 44% nguy cơ phát triển bệnh ung thư túi mật, và giảm 35% nguy cơ ung thư ống dẫn mật.

Trong số những người đàn ông, phần lớn những người uống trà đều hút thuốc lá, điều này có khả năng ảnh hưởng đến các kết quả nghiên cứu.  Những người đàn ông tiêu thụ trà có ít nguy cơ bị bệnh đường mật, nhưng sự hạ giảm nguy cơ này được xem là không đáng kể về mặt thống kê.

Ung Thư Phổi

Mặc dù các chuyên gia không khuyến khích hút thuốc lá, nhưng nếu bạn hoặc một người nào đó mê hút thuốc lá, hoặc nếu bạn thường ở gần những người hút thuốc lá, thì uống nước trà xanh có thể cung cấp nhiều tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư phổi.  Một nghiên cứu mẫu ở người gần đây đã chứng thực các tác dụng bảo vệ của trà xanh chống lại bệnh ung thư phổi đã được phát hiện trong các nghiên cứu ở động vật và nuôi cấy tế bào.  Nghiên cứu này, được đăng trên tạp chí Dinh Dưỡng Phân Tử và Nghiên Cứu Thực Phẩm (Molecular Nutrition and Food Research) số ra tháng 11 năm 2004 đã đánh giá tác dụng của trà xanh (5 ly mỗi ngày) đối với 3 người nghiện hút thuốc lá (hút trên 10 điếu thuốc mỗi ngày) và 3 cá nhân chưa từng hút thuốc lá.  Khi những người tham gia nghiên cứu uống trà xanh, thì tình trạng phá hủy DNA do hút thuốc lá gây ra đã giảm xuống, khối u tế bào đã bị ngăn chặn, và quá trình tự hủy tế bào ở các tế bào bất thường đã tăng lên.

Một nghiên cứu có tầm mức lớn kéo dài 4 tháng về những người nghiện hút thuốc lá, bao gồm 100 phụ nữ và 33 người đàn ông, đã phát hiện rằng hàm lượng 8-hydroxy deoxyguanosine trong nước tiểu, một dấu hiệu của tình trạng phá hủy DNA do gốc tự do, đã giảm xuống đáng kể ở các cá nhân uống trà xanh khử caffeine (decaffeinated) nhưng không uống trà đen.

trà xanh khử caffeine đặc biệt tỏ ra hiệu quả trong việc hạ giảm tình trạng phá hủy DNA ở các cá nhân thiếu khả năng (do di truyền) sản sinh số lượng bình thường một loại men (enzyme) có tên là glutathione S-transferase, men này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp gan tiêu diệt nhiều chất gây ung thư được tìm thấy trong khói thuốc lá.  Những cá nhân bẩm sinh thiếu các loại gen GSTM1 và GSTT1 (có tác dụng hướng dẫn tế bào sản sinh men glutathione S-transferase) là những người có nhiều nguy cơ phát triển nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau.  Đối với các cá nhân này, trà xanh có thể đặc biệt có lợi.

Ung Thư Bàng Quang (Bọng Đái)

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm kết hợp nhiều khoa của trường UCLA (University of California Los Angeles) đã cung cấp những kiến thức sâu rộng về cách thức trà xanh có thể có khả năng chống lại sự tăng trưởng mang tính xâm lấn của các khối u ung thư bàng quang (bọng đái).  Chất chiết xuất từ trà xanh đã được chứng minh, theo một cơ chế ảnh hưởng đến sự di chuyển của tế bào, có khả năng tấn công các tế bào ung thư nhưng không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh.

Để cho bệnh ung thư phát triển và lan rộng, các tế bào ung thư phải di chuyển, và sự di chuyển này phụ thuộc vào một quá trình được gọi là tái tổ chức actin (actin remodeling), mà bản thân nó được kiểm soát chặt chẽ bởi những lộ trình trao đổi thông tin của các tế bào phức tạp (complex signaling pathways), bao gồm lộ trình Rho (Rho pathway). 

Bằng cách kích thích lộ trình Rho, trà xanh làm cho các tế bào ung thư trưởng thành nhanh hơn và liên kết với nhau chặt chẽ hơn, một quá trình được gọi là liên kết tế bào (cell adhesion).  Sự trưởng thành nhanh và tiến trình liên kết của các tế bào gia tăng sẽ ức chế khả năng di chuyển của các tế bào ung thư, theo lời ông Rao, tác giả chỉ đạo nghiên cứu này, được đăng trong tạp chí Nghiên Cứu Ung Thư Lâm Sàng (Clinical Cancer Research) số ra tháng 2 năm 2005, trong đó các tác dụng của trà xanh đối với lộ trình Rho đã được lưu ý đến.

Ông Rao giải thích, “Các tế bào ung thư thường mang tính xâm lấn và các chất chiết xuất trong trà xanh ngăn chặn quá trình xâm lấn này của các tế bào ung thư.  Thật vậy, chất chiết xuất trong trà xanh có thể kiềm chế và khoanh vùng các tế bào ung thư, nhờ đó có thể dễ điều trị các tế bào ung thư hơn và triển vọng hồi phục cũng khả quan hơn”.

Có khoảng 56 000 trường hợp bệnh ung thư bàng quang (bọng đái) mới được phát hiện mỗi năm, làm cho nó trở thành dạng bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 5 ở Hoa Kỳ.  Khoảng 50% các trường hợp ung thư bàng quang được xem là có liên quan đến việc hút thuốc lá.  Ung thư bàng quang có thể khó phát hiện ở các giai đoạn đầu dễ điều trị, tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, các khối u này có thể phát triển rất nhanh, và hơn một nửa số bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn sau sẽ bị tái phát.

Trong giai đoạn tiếp theo của cuộc nghiên cứu này, ông Rao và nhóm nghiên cứu sẽ phân tích mẫu nước tiểu của các bệnh nhân bị ung thư bàng quang, tìm kiếm các yếu tố sinh học liên quan đến quá trình tái tổ chức actin và sự kích hoạt lộ trình Rho, để xác định nhóm bệnh nhân nào có thể có lợi nhiều nhất khi tiêu thụ trà xanh.

Cải Thiện Tính Hiệu Quả của Các Loại Thuốc Chống Ung Thư Đồng Thời Giảm Bớt Các Tác Dụng Phụ Gây Hại Của Thuốc

Trong cuộc chiến chống ung thư, các chất polyphenol trong trà xanh là những đồng đội, hỗ trợ các loại thuốc chống ung thư phát huy khả năng.  Trong một nghiên cứu được đăng trên Tạp Chí Dược Khoa và Dược Lý (Journal of Pharmacy and Pharmacology) số ra tháng 10 năm 2004, các chất polyphenol trong trà xanh làm cho các tế bào ung thư kháng thuốc (các tế bào này có khả năng đẩy lui một trong các loại thuốc chống ung thư thường được sử dụng nhất, đó là doxorubicin) giữ lại thuốc này, để nó có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.

Theo một nghiên cứu được đăng trong tạp chí Cancer Letters số ra tháng 8 năm 2004, một hợp chất khác trong trà xanh, axit amin theanine, giúp giảm bớt các tác dụng phụ gây hại của thuốc doxorubicin bằng cách gia tăng hàm lượng của một trong số các chất oxy hóa quan trọng nhất được cơ thể sản sinh, glutathione, trong các tổ chức mô bình thường của gan và tim, nhưng không được sản sinh trong các khối u.

Tìm Hiểu Cách Thức trà Xanh Chống Ung Thư

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Ung Thư (Cancer Research) số ra tháng 3 năm 2005, các nhà khoa học Tây Ban Nha và Anh Quốc đã khám phá ra ít nhất một trong số các cơ chế qua đó trà xanh giúp ngăn ngừa một số dạng ung thư.

Chất ECGC, một loại chất catechin hiện diện trong trà xanh với số lượng cao gấp 5 lần so với số lượng có trong trà đen, ức chế men dihydrofolate reductase (DHFR), là men mà các tế bào ung thư cần đến để có thể tăng trưởng, và là một mục tiêu được các loại thuốc chống ung thư nhận ra dễ dàng.

Các nhà khoa học đã quyết định điều tra về chất ECGC sau khi họ nhận ra chất catechin trong trà xanh nhìn rất giống thuốc trị ung thư methotrexate, thuốc này ngăn chặn các tế bào ung thư tạo DNA bằng cách ức chế men DHFR.  Họ đã khám phá ra rằng chất ECGC có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư theo cách thức giống như loại thuốc này.

Mặc dù chất ECGC bám chặt vào men DHFR, điều này rất cần thiết đối với cả những tế bào khỏe mạnh và ung thư, nhưng chất này không bám chặt như thuốc methotrexate, do đó các tác dụng phụ của ECGC đối với các tế bào khỏe mạnh tỏ ra ít nghiêm trọng hơn so với các tác dụng phụ của loại thuốc này.

Sự liên kết giữa chất ECGC và men DHFR cũng có thể giải thích lý do tại sao phụ nữ uống nhiều trà xanh vào thời điểm họ bắt đầu mang thai và thời gian đầu mang thai có thể có nhiều nguy cơ sinh con có tật nứt đốt sống (spina bifida) hoặc có các rối loạn khác ở ống thần kinh (neural tube disorders).

Phụ nữ được khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa axit folic khi có ý định mang thai và trong thai kỳ đầu (3 tháng đầu mang thai) bởi vì chính trong thời gian này ống thần kinh của thai nhi bắt đầu phát triển.  Axit folic giúp đảm bảo sự phát triển bình thường cũng như bảo vệ chống lại tật nứt đốt sống bằng cách hỗ trợ tiến trình sản sinh men DHFR.

Mặc dù một hoặc hai ly (tách, cốc) trà xanh không có khả năng gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, nhưng uống trà xanh với số lượng lớn có thể làm giảm chức năng hoạt động của men DHFR, làm tăng nguy cơ bị các rối loạn ống thần kinh.

Cải Thiện Tính Mẫn Cảm Insulin của Cơ Thể Trong Trường Hợp Bệnh Tiểu Đường Loại 2

Các nghiên cứu dựa trên cộng đồng cho thấy rằng tiêu thụ trà xanh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2.  Một số các nghiên cứu ở động vật bắt đầu giải thích lý do tại sao.  Các nghiên cứu mới cho rằng trà xanh có thể cải thiện khả năng dung nạp glucoza và tính mẫn cảm insulin (insulin sensitivity) ở những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường).  Trong một nghiên cứu, sau khi tiêu thụ trà xanh trong vòng 12 tuần, những chú chuột bị tiểu đường (đái tháo đường) có mức glucoza lúc đói, mức insulin, hàm lượng chất béo trung tính (triglycerides) và các axit béo tự do xuống thấp hơn so với nhóm kiểm soát, cũng như khả năng đáp ứng lại insulin và khả năng hấp thụ đường trong máu đã gia tăng đáng kể.

Trong một nghiên cứu khác của nhóm các nhà khoa học này, các chú chuột bị tiểu đường (đái tháo đường) được chia thành 3 nhóm và được theo dõi trong vòng 12 tuần.  Một nhóm chuột được cho ăn loại thực phẩm thông thường dành cho chuột và nước (nhóm kiểm soát), nhóm thứ hai được tiếp nhận chế độ ăn giàu fructose và nước (nhóm fructose), và nhóm thứ ba cũng được tiếp nhận chế độ ăn giàu fructose nhưng được cho uống trà xanh (nhóm trà xanh).  Khi kết thúc cuộc nghiên cứu, nhóm fructose có hàm lượng đường trong máu, insulin và huyết áp tăng cao, trong khi đó, nhóm trà xanh cho thấy có sự cải thiện của cả 3 yếu tố này.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí BMC Pharmacology số ra tháng 8 năm 2004, trong đó các kiểm tra khả năng dung nạp glucoza (glucose) đã được thực hiện ở những người có sức khỏe tốt sau khi họ tiêu thụ trà xanh, cho thấy rằng trà xanh đã gia tăng khả năng sử dụng đường huyết của cơ thể.

Một nghiên cứu khá thú vị khác ở động vật, so sánh tác dụng của chế độ ăn của người phương tây, chế độ của người ăn chay và chế độ ăn của người Nhật, kèm theo hoặc không kèm theo trà xanh.  Nồng độ đường trong máu của các động vật có chế độ ăn phương tây là cao nhất, kế đến là chế độ ăn chay, và chế độ ăn của người Nhật tạo ra lượng đường trong máu thấp nhất.  Khi được bổ sung với trà xanh, các chú chuột của cả ba chế độ ăn đều có lượng đường huyết giảm xuống đáng kể, và những chú chuột trong nhóm có chế độ ăn của người Nhật không chỉ có lượng đường huyết thấp nhất mà còn được đánh giá cao nhất về các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2.  Các chú chuột có chế độ ăn của người Nhật được cho uống trà xanh được phát hiện có hàm lượng chất béo trung tính và cholesterol thấp nhất cũng như có tỷ lệ axit béo omega-3/axit béo omega-6 cao nhất (các axit béo omega-6 có tác dụng trợ viêm).  Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng thói quen ăn uống của người Nhật kết hợp với trà xanh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2.

Một trong số những cơ chế qua đó trà xanh giúp cải thiện tính mẫn cảm insulin gần đây đã được xác định trong các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm và cho thấy rằng chất EGCG (epigallocatechin 3-gallate) có nhiều tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2 hơn so với việc giảm bớt sự sản sinh các gốc tự do (free radicals).  Chất EGCG còn hoạt động ở cấp độ di truyền, làm giảm số lượng các RNA thông tin điều khiển các tế bào gan sản sinh các men liên quan đến quá trình hình thành glucoza (đường).

Bảo Vệ Chống Lại Bệnh Thận

Một nghiên cứu ở động vật được đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Dược Lý (Pharmacological Research) phát hiện thêm một tác dụng có lợi nữa của việc tiêu thụ trà xanh: khả năng ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng thận ở những người phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch mạnh, ví dụ sau khi cấy ghép cơ quan.

Một loại thuốc trong số này, cyclosporine A, mặc dù là một loại thuốc ức chế miễn dịch rất hiệu quả, nhưng nó cũng làm tăng quá trình sản sinh các gốc tự do gây độc hại cao cho thận.  Trong nghiên cứu này, các chú chuột được cho tiêu thụ trà xanh khi uống nước với thuốc cyclosporine A đã tạo ra ít gốc tự do có tính phá hủy hơn so với các chú chuột chỉ uống nước.  Ngoài ra, một số dấu hiệu khác về chức năng thận (hàm lượng creatinine trong máu, hàm lượng ni tơ trong máu do urê – blood urea nitrogen, axit uric và hàm lượng glucoza trong nước tiểu) cũng tỏ ra tốt hơn nhiều ở những chú chuột được cho uống trà xanh.

Một nghiên cứu khác ở động vật được đăng trên tạp chí Annals of Nutrition & Metabolism số ra tháng 5 năm 2004 đã giải thích lý do tại sao.  Những chú chuột bị tiểu đường đã được cho tiêu thụ các chất catechin trong trà xanh, sau đó được tiếp xúc với một loại thuốc gây tổn thương thận, streptozotocin, đã tạo ra ít hơn một nửa số gốc tự do superoxide (superoxide radicals: một dạng gốc tự do đặc biệt gây hủy hoại) khi được so sánh với các chú chuột bị tiểu đường có chế độ ăn không có chất catechin.  Kết quả là, một sản phẩm thải của tế bào được hình thành trong quá trình phá hủy các chất béo của các gốc tự do, có tên là lipofuscin, ở các chú chuột không tiêu thụ chất catechin có tỷ lệ 200% cao hơn so với các chú chuột tiêu thụ chất catechin.

Tạo Xương

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Tokyo (University of Tokyo) đã chứng minh việc uống trà xanh có thể làm tăng đáng kể mật độ khoáng chất của xương.

Nghiên cứu này, được báo cáo tại Hội Thảo Thế Giới của Hiệp Hội Loãng Xương Quốc Tế về Chứng Loãng Xương (International Osteoporosis Foundation World Congress on Osteoporosis), thành phố Toronto, Canada, ngày 5 tháng 6 năm 2006, bao gồm 655 phụ nữ tuổi từ 60 trở lên.  Những người tham gia nghiên cứu đã hoàn tất một bản câu hỏi thăm dò về việc tiêu thụ trà xanh, sữa, phó mát (cheese), sữa chua (yogurt), cá, rau củ, đậu hũ, natto (một loại thực phẩm làm từ đậu nành), thịt, cà phê, hút thuốc lá, và tiêu thụ rượu bia, hoạt động thể chất và việc sử dụng các loại thuốc chống loãng xương chẳng hạn như Fosamax.

Đối với mỗi hạng mục dinh dưỡng, những người tham gia được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 bao gồm những người tiêu thụ hạng mục này từ 5 ngày trở lên mỗi tuần, và nhóm 2 bao gồm những người tiêu thụ hạng mục này chưa đến 5 ngày mỗi tuần.  Các nhà nghiên cứu sau đó đo mật độ khoáng chất của xương (bone mineral density – BMD) ở cột sống phần thắt lưng của phụ nữ, cũng như các yếu tố đánh dấu trong máu báo hiệu nguy cơ bị loãng xương, bao gồm hàm lượng canxi, photpho, kích thích tố tuyến cận giáp (parathyroid hormone), men phosphatase hoạt động trong môi trường kiềm, protein liên kết canxi trong xương (osteocalcin), và vitamin D.

Những phụ nữ uống trà xanh từ 5 ngày trở lên mỗi tuần có mật độ xương trung bình cao hơn (0,808 g canxi dạng hydroxyapatite trong mỗi cm vuông) so với những người phụ nữ uống trà xanh chưa đến 5 ngày mỗi tuần (0.738 g mỗi cm vuông).

Lợi thế về mật độ xương của những người uống trà xanh vẫn duy trì thậm chí sau khi các kết quả được điều chỉnh theo tuổi tác, chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI), các hạng mục khác trong chế độ ăn, hút thuốc, rượu bia, hoạt động thể chất và việc sử dụng các loại thuốc chống loãng xương.

Nhóm nghiên cứu ở Tokyo đã đưa ra giả thuyết cho rằng các chất flavonoid thuộc nhóm catechin trong trà xanh đã tạo ra những lợi ích thông qua những hiệu ứng estrogen được xem là có tác dụng tạo độ cứng cho xương và thúc đẩy quá trình tự hủy (apoptosis) ở các tế bào phân hủy xương (osteoclasts).  Cả hai cơ chế có những cách thức giống với các loại thuốc bisphosphanate như Fosamax giúp ngăn ngừa loãng xương.  Trong khi các loại thuốc này có thể gây ra những rối loạn viêm mắt, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu (dyspepsia) và tiêu chảy (diarrhea), thì trà xanh không chỉ an toàn tuyệt đối, mà còn là một loại thức uống thơm ngon và cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe khác.

trà Xanh Cung Cấp Các Lợi Ích Cho Xương Tương Tự Như Canxi hoặc Thể Dục

Các nhà nghiên cứu người Úc báo cáo rằng những người uống trà xanh có mật độ khoáng chất trong xương (BMD) cao hơn so với những người không uống trà xanh là 2,8%.  Nghiên cứu này bao gồm 1500 phụ nữ (tuổi từ 70 – 85) trong một thử nghiệm triển vọng trong vòng 5 năm, tìm kiếm các tác dụng của những thực phẩm chức năng đối với tình trạng gãy (nứt) xương do loãng xương.  Những người uống trà không chỉ có mật độ xương lớn hơn những người không uống trà là 2,8%, mà trong khoảng thời gian 4 năm, những người uống trà còn giảm bớt được tình trạng loãng mật độ xương hông với tỷ lệ là 1,6%, trong khi đó, những người không uống trà bị tình trạng loãng mật độ xương hông cao gấp 2 lần (4%).

Bốn chất polyphenol chính trong trà (epigallocatechin gallate (EGCG), epigallocatechin, epicatechin gallate, và epicatechin) được xác định là những chất tạo ra các tác dụng này.  trà xanh chứa khoảng 30 – 40% các chất polyphenol có thể chiết xuất, trong khi đó trà đen chứa khoảng 3 – 10%.

“Một cuộc xem xét gần đây cho thấy rằng các chất flavonoid từ trà xanh có thể liên quan đến hiện tượng gia tăng mật độ xương thông qua một tác dụng kích thích tiềm năng đối với chức năng của các tế bào tạo xương (osteoblast)”, theo lời của nhà nghiên cứu đứng đầu Amanda Devine.  (Devine A, Hodgson JM, et al., Am J Clin Nutr.).

Ngăn Ngừa Chứng Loãng Xương và Các Bệnh Nha Chu

Tình trạng loãng xương quá mức là một nét đặc thù không chỉ của chứng loãng xương mà còn là của bệnh nha chu (periodontal disease).  trà xanh hỗ trợ cho xương và răng khỏe mạnh bằng cách bảo vệ các tế bào tạo xương (osteoblasts) không bị các gốc tự do phá hủy, và bằng cách ức chế quá trình hình thành các tế bào phân hủy xương (osteoclasts).

Một lợi ích khác của việc tiêu thụ trà xanh đối với những người có bệnh nha chu: trà xanh ngăn ngừa các tác hại của các vi khuẩn gây ra bệnh nha chu, Porphyromonas gingivalis.  Loại vi khuẩn này phá hủy lợi răng bằng cách sản sinh các sản phẩm phụ độc hại như axit phenylacetic và bằng cách kích thích sự sản sinh và hoạt động của các men metalloproteinases (MMPs), các men này tiêu diệt các thành phần khoáng chất và hữu cơ tạo nên chất nền cho xương.  Chất EGCG ức chế vi khuẩn P. gingivalis sản sinh axit phenylacetic và các men metalloproteinases.

Bảo Vệ Gan Chống Lại Cồn và Các Chất Hóa Học Độc Hại Khác

Quá trình chuyển hóa cồn dẫn đến sự sản sinh các gốc tự do gây hủy hoại mà chúng có thể lấn át nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa của gan, do đó làm cho gan bị thương tổn.  Trong một nghiên cứu được đăng trong tạp chí Alcohol số ra tháng giêng năm 2004 trong đó các chú chuột được cho tiêu thụ chất cồn thường xuyên trong vòng 4 tuần, trà xanh đã ngăn ngừa tình trạng phá hủy gan của chúng.

Nghiên cứu khác ở động vật cho thấy rằng chất EGCG (epigallocatechin-3-gallate) giúp bảo vệ gan chống lại các gốc tự do được tạo ra khi các chú chuột tiếp xúc với CCl4 (carbon tetrachloride), một dung môi hóa học có tác dụng gây độc.  Nếu không có sự bảo vệ của chất EGCG, thì việc tiếp xúc với CCl4 sẽ sản sinh vô số các gốc tự do có khả năng tiêu diệt một số lượng đáng kể các tế bào gan của động vật.  Với sự hiện diện của chất EGCG, số lượng gốc tự do được sản sinh và các thương tổn ở gan giảm xuống đáng kể, do đó các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng trà xanh nên được sử dụng trong việc điều trị bệnh gan.

Không giống như một số dược thảo, các tác dụng bảo vệ của trà xanh xem ra không ảnh hưởng đến 2 trong số các men gan có nhiệm vụ khử độc và thải trừ các loại thuốc, 2 loại men này là P-450 2D6 và 3A4.  Điều này cho thấy rằng trà xanh có thể được tiêu thụ một cách an toàn khi đang sử dụng các loại thuốc phụ thuộc chủ yếu vào các lộ trình chuyển hóa của men CYP2D6 hoặc CYP3A4.  Hy vọng rằng các nghiên cứu trong tương lai sẽ chứng minh được lợi ích tiềm năng này.

Mặt khác, một nghiên cứu đã tìm thấy rằng trà xanh của người Nhật thực sự làm tăng hoạt động của men CYP1A1.  Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng sự gia tăng hoạt động của loại men gan này có thể là một trong những cách trà xanh giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư do các chất gây ung thư từ chế độ ăn gây ra.

Thúc Đẩy Quá Trình Giảm Béo

trà xanh không chỉ làm tăng khả năng giảm béo, mà một cách đặc biệt, nó còn giúp giảm bớt chất béo nội tạng (visceral fat), tích lũy trong các mô lót khoang bụng, bao quanh ruột và nội tạng.  Không giống chất béo tích lũy ở hông và bắp đùi (dẫn đến hình thể “quả lê”), chất béo nội tạng (tạo ra hình thể “quả táo”) liên quan mật thiết đến đến nguy cơ gia tăng bị hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) và bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2.

trà xanh chứa 3 thành phần chính có tác dụng thúc đẩy quá trình giảm béo: catechin, caffeine và theanine.  Các nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất trong trà xanh thúc đẩy quá trình giảm béo bằng cách ức chế cả hai loại men thủy phân chất béo của tuyến tụy và dạ dày lipase, các men này tiêu hóa chất béo trung tính (triglycerides), và men tổng hợp axit béo, loại men tổng hợp các axit béo dưới dạng mà chúng có thể được lưu trữ trong các tế bào mỡ của cơ thể.

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí In Vivo số ra tháng giêng năm 2004 trong đó các chú chuột được nuôi bằng chế độ ăn chứa 2% bột trà xanh trong vòng 16 tuần, số lượng chất béo nội tạng đã giảm với tỷ lệ khoảng 76,8% ở những chú chuột tiếp nhận trà xanh khi được so sánh với nhóm kiểm soát.  trà xanh cũng giúp hạ giảm hàm lượng chất béo trung tính trong máu (một dạng chất béo hiện diện nhiều nhất trong cơ thể).

Một nghiên cứu ở người, được đăng trên Tạp Chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng Hoa Kỳ (American Journal of Clinical Nutrition), chứng thực trà xanh không chỉ có khả năng hạ giảm chất béo trong cơ thể, mà còn giúp phân hủy cholesterol “xấu” LDL.  Sau 12 tuần uống một chai trà xanh mỗi ngày, 38 người đàn ông có cân nặng bình thường và quá cân ở Tokyo đã giảm được đáng kể cân nặng của cơ thể, chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI), vòng eo, trọng lượng chất béo cơ thể và số lượng mỡ dưới da khi được so sánh với những người đàn ông được cho uống một chai trà ôlong mỗi ngày.

Sau 2 tuần, những người đàn ông này được chia thành 2 nhóm, một nhóm uống một chai trà xanh chứa 690 mg catechin, còn nhóm kia uống 1 chai trà ôlong chứa 22 mg catechin.  Những người đàn ông uống trà xanh không chỉ giảm cân và chất béo, mà số lượng cholesterol “xấu” LDL bị các gốc tự do phân hủy còn hạ xuống một cách đáng kể.  Vì các mảng vữa động mạch phát triển khi cholesterol tuần hoàn trong máu bị phá hủy hoặc bị oxy hóa, do đó khả năng ngăn ngừa các phản ứng oxy hóa này của trà xanh có thể giải thích cho một số tác dụng bảo vệ chống lại các chứng bệnh tim mạch.

Gia Tăng Sức Bền Thể Dục

Những chú chuột trong phòng thí nghiệm được cho tiêu thụ chất chiết xuất từ trà xanh trong vòng 10 tuần đã gia tăng thời gian bơi trong nước trước khi bị đuối sức với tỷ lệ là 24%.

Các chất catechin trong trà xanh có khả năng kích thích các tế bào gan và các tế bào cơ sử dụng axit béo.  Trong các tế bào cơ, khả năng đốt mỡ sẽ chuyển thành quá trình hạ giảm tỷ lệ glycogen, một dạng carbohydrate được lưu trữ, được tiêu thụ hết, do đó cho phép thời gian tập thể dục lâu hơn.  Tác dụng của trà xanh đối với khả năng hấp thụ và phân hủy các axit béo của các tế bào cơ cũng được xem là lý do tại sao trà xanh giúp giảm cân.

Ý tưởng của cuộc thí nghiệm này bắt nguồn từ lập luận cho rằng các cơ vân (skeletal muscle) sử dụng carbohydrate, lipit (chất béo) và axit amin (protein) dưới dạng các nguồn năng lượng, nhưng tỷ số trong đó các chất này được sử dụng thay đổi tùy theo cường độ và loại hình thể dục, và tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.  Trong thời gian luyện tập sức bền, việc sử dụng quá nhiều carbohydrate có thể gây rắc rối bởi vì nó sẽ kích thích tiến trình phóng thích insulin, từ đó ức chế khả năng phân hủy các axit béo và kích thích chức năng sản sinh axit lactic.  (Sự tích lũy axit lactic là nguyên nhân gây ra cảm giác đau nhức ở cơ khi bạn tập thể dục).  Trái lại, gia tăng việc sử dụng các axit béo sẽ làm giảm khả năng sử dụng carbohydrate, do đó không cần đến glycogen (dạng carbohydrate được lưu trữ trong cơ để sử dụng nhanh) và ức chế quá trình sản sinh axit lactic, kết quả là làm tăng sức bền”.

Tuy nhiên, uống một ly (tách, cốc) trà xanh trước khi tập thể dục sẽ không mang lại hiệu quả.  Một liều lượng cao trà xanh không có khả năng cải thiện phong độ của các chú chuột trong phòng thí nghiệm.  Các động vật này đã phải tiêu thụ trà xanh mỗi ngày, và sức bền gia tăng dần dần trong vòng 10 tuần của cuộc nghiên cứu.

Để có được tác dụng có lợi về sức bền của các động vật trong cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ước tính rằng một vận động viên có cân nặng 165 lbs (75 kg) cần phải uống khoảng 4 ly (tách, cốc) trà xanh mỗi ngày.

Bảo Vệ Chống Lại Tình Trạng Suy Giảm Chức Năng Nhận Thức, Bệnh Alzheimer và Bệnh Parkinson

Tình trạng phá hủy các tế bào não trong trường hợp bệnh Parkinson, Alzheimer và các bệnh thoái hóa thần kinh khác dường như do sự kết hợp của một số yếu tố gây hủy hoại bao gồm hiện tượng viêm nghiêm trọng và tăng hàm lượng chất sắt, cả hai tình trạng này sẽ dẫn đến số lượng các gốc tự do được sản sinh tăng lên, hiện tượng cạn kiệt nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa có tính bảo vệ của não và kích thích việc sản sinh một số protein, chẳng hạn như amyloid-beta, mà quá trình này thúc đẩy quá trình tự hủy của tế bào (apoptosis).

Các chất catechin trong trà xanh, cho đến gần đây được xem chỉ có tác dụng chống oxy hóa, nhưng hiện nay được biết có khả năng kích hoạt một loạt các cơ chế tế bào có tính chất bảo vệ thần kinh.  Các cơ chế này bao gồm khử chất sắt (iron chelation), tiêu diệt các gốc tự do, kích hoạt các gen kiểm soát sự sống (survival genes) và các lộ trình phản ứng trao đổi thông tin của tế bào, cũng như sự kiểm soát chức năng của ty lạp thể chứa ATP (mitochondria).  (Ty lạp thể chứa ATP là cơ quan sản xuất năng lượng bên trong các tế bào.  Khi các ty lạp thể này hoạt động không bình thường, chúng sẽ tạo ra nhiều gốc tự do và rất ít năng lượng cho tế bào).  Kết quả cuối cùng là giúp giảm bớt đáng kể tình trạng hủy hoại các tế bào não.

Sự tích lũy chất sắt trong các khu vực đặc biệt của não và tình trạng các gốc tự do phá hủy các tế bào não được xem là các yếu tố hủy hoại chính đối với một loạt các rối loạn thoái hóa thần kinh, bao gồm bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.

Trong não, chất EGCG được chứng minh có vai trò liên kết với chất sắt dư thừa trong máu, do đó ngăn chặn sắt góp phần tạo ra các gốc tự do.  Ngoài khả năng khử chất sắt, chất EGCG còn có khả năng làm tăng hoạt động của hai men chống oxy hóa quan trọng, superoxide dismutase (SOD) và catalase, vì thế càng giúp giảm bớt tình trạng phá hủy tế bào của các gốc tự do.

Một hợp chất hoạt hóa khác trong trà xanh, epicatechin (EC), có tác dụng làm giảm số lượng protein amyloid-beta được hình thành.  Các chất bám giống mảng vữa của protein amyloid-beta trong não là một nét đặc thù của bệnh Alzheimer.

Các nghiên cứu ở động vật được tiến hành tại Trung Tâm Nghiên Cứu Bệnh Viện Douglas, trường Đại Học McGill (McGill Univeristy), Quebec, Canada, cho thấy rằng tiêu thụ 1 hoặc hai ly (tách, cốc) trà xanh hoặc trà đen mỗi ngày có thể giúp giảm bớt các rối loạn thoái hóa não liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các tác dụng bảo vệ của hai loại trà này cũng như các thành phần chính của chúng, epigallocatechin gallate và epicatechin gallate, mà chúng có nồng độ khá cao trong trà xanh, đối với các tế bào não đang chết đi.  Cả hai loại trà xanh và đen cũng như các chất catechin có khả năng giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng hoại tử của các tế bào thần kinh ở não.

Khi các nhà nghiên cứu cho các tế bào thần kinh não được nuôi cấy tiếp xúc riêng với amyloid, thì mức độ độc hại của protein này quá mạnh đến độ các tế bào não đã bị chết đi, nhưng khi các mẫu nuôi cấy tế bào tiếp xúc với protein amyloid ngay sau khi tiếp nhận trà và các chất catechin, thì các tế bào thần kinh não đã được cứu sống và tiếp tục sinh tồn. 

Các chất polyphenol trong trà xanh cũng thể hiện khả năng tác động đến các lộ trình phản ứng trao đổi thông tin của các tế bào (cell signaling pathways), đặc biệt trong các lộ trình MAPK (MAPK pathways – Mitogen-activated protein kinases pathways), lộ trình này được kích hoạt bởi các gốc tự do, và bản thân chúng cũng thúc đẩy một loạt các phản ứng hóa học có tính hủy hoại cao đến nỗi có thể làm cho các tế bào chết đi.  Các lộ trình MAPK bên trong các tế bào não được xem đóng một vai trò quan trọng đối với các chứng bệnh thoái hóa thần kinh.

Một lộ trình phản ứng trao đổi thông tin tế bào quan trọng khác, lộ trình PKC, cũng được xem đóng một vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát sự tồn tại của tế bào và quá trình tự hủy tế bào.  Chất EGCG cũng tạo ảnh hưởng có lợi cho lộ trình này.

Mặc dù chưa có nghiên cứu bệnh Alzheimer nào ở người báo cáo các lợi ích từ việc tiêu thụ trà, nhưng các nghiên cứu dựa trên cộng đồng mới đây đã chứng minh rằng chỉ cần tiêu thụ từ hai ly (tách, cốc) trà xanh mỗi ngày cũng có thể hạ giảm nguy cơ bị suy giảm nhận thức và bệnh Parkinson.

Trà  Xanh Giúp Cho Người Cao Tuổi Minh Mẫn: Nghiên Cứu Cho Thấy Nhiều Cách Thức

Trà xanh giúp làm chậm bớt tình trạng suy giảm chức năng não liên quan đến tuổi tác chẳng hạn như giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức, chứng mất trí (dementia) và bệnh Alzheimer, theo một nghiên cứu ở người được đăng trên Tạp Chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng Hoa Kỳ (The American Journal of Clinical Nutrition) số ra tháng 2 năm 2006.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Tohoku (Tohoku University), Nhật Bản, đã nghiên cứu 1003 đối tượng trên 70 tuổi, so sánh việc tiêu thụ trà xanh của họ với tính minh mẫn của trí óc, bằng cách sử dụng một Kiểm Tra Nhỏ về Trạng Thái Tinh Thần (Mini Mental State Examination), một kiểm tra tiêu chuẩn hóa phổ biến được sử dụng để đo chức năng nhận thức.

Uống trên 2 ly (tách, cốc) trà xanh mỗi ngày đã cắt giảm được tỷ lệ suy giảm nhận thức ở những người đàn ông và phụ nữ Nhật cao tuổi khoảng 64%! Một ly (tách, cốc) trà xanh của người Nhật có dung lượng (3,2 oz – 95 ml) nhỏ hơn nhiều so với ly trà của người Mỹ.

Ở mỗi mức độ bị suy giảm nhận thức – từ nhẹ nhất cho đến nghiêm trọng – những người uống nhiều trà xanh nhất sẽ ít gặp phải tình trạng suy giảm nhận thức hơn một cách đáng kể so với những người uống ít nhất:

Khi được so sánh với những người Nhật cao tuổi uống chưa đến 3 ly (tách, cốc) một tuần, những người uống trên 2 ly (tách, cốc) một ngày đã giảm được 54% nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, sự định hướng, khả năng làm theo yêu cầu và khả năng tập trung.

Những người uống từ 4 – 6 ly (tách, cốc) trà xanh một tuần (mỗi ngày 1 ly) giảm được 38% nguy cơ bị suy giảm chức năng não.

Chất có tính bảo vệ chính của trà xanh được xem là EGCG.  Nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa mạnh này:

–      Giúp ngăn ngừa sự hình thành B-amyloid, một loại protein khi tích lũy nhiều sẽ gây ra bệnh Alzheimer (Basianetto S, Eur J Neurosci Jan 2006).
–      Bảo vệ các tế bào não bằng cách khử chất sắt, nếu không chất sắt có thể sản sinh các gốc tự do có tính phá hủy (Reznichenko L, J Neurochem, March 2006).
–      Giúp ngăn ngừa các tế bào não bị chết đi do các gốc tự do gây ra bằng cách “nói chuyện” với các gen của tế bào não có chức năng kiểm soát chu kỳ phân bào và khả năng tồn tại của tế bào.  Một cách đặc biệt, chất EGCG yêu cầu các gen ở các tế bào thần kinh giảm bớt việc sản sinh chất caspase 3, một loại men (enzyme) liên quan đến việc khởi xướng quá trình tự hủy của tế bào.  (Park HJ, Life Sci Jan 2006; Levites Y. J Biol Chem, 2002).
–      Kích thích khả năng ghi nhớ bằng cách bảo vệ các tế bào ở cấu trúc chân hải mã ở não (hippocampus), một khu vực của não liên quan đến nhận thức về không gian và khả năng ghi nhớ, không bị các gốc tự do phá hủy (Haque AM, J Nutr April 2006).

Trà Xanh Chống Cảm Cúm

Một ly (tách, cốc) trà xanh có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thời gian diễn tiến của bệnh cúm.  Trong một nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, được đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Kháng Virut (Antiviral Research) số ra tháng 11 năm 2005, chất EGCG đã ức chế đáng kể quá trình tái tạo bản sao của virut cúm trong mẫu nuôi cấy tế bào trong tất cả các chủng loại phụ của virut cúm đã được xét nghiệm.  Chất EGCG xem ra có khả năng ức chế quá trình tổng hợp RNA của virut bằng cách thay đổi các đặc tính hóa học của màng bao bọc virut.

Tiêu Đen Giúp Gia Tăng Số Lượng Chất EGCG

Một nghiên cứu ở động vật cho thấy rằng tiêu thụ tiêu đen trong khi đang uống trà xanh có thể làm tăng đáng kể số lượng chất EGCG được hấp thụ.  Trong nghiên cứu này, các chú chuột được cho tiêu thụ trà xanh cùng với piperine (một thành phần hoạt hóa sinh học trong tiêu đen) đã hấp thụ chất EGCG với tỷ lệ 130% cao hơn so với những chú chuột trong nhóm chỉ tiếp nhận chất EGCG.

Trong nghiên cứu này, chất piperine được tìm thấy có khả năng ức chế phản ứng cộng axit glucuronic (glucuronidation) vào EGCG trong ruột.  Phản ứng cộng axit glucuronic là một phản ứng hóa học có chức năng như một trong những cách cơ thể chuyển hóa thuốc, steroid, và nhiều chất khác thành các chất chuyển hóa mà sau đó có thể được thải vào nước tiểu hoặc mật.  Bằng cách ức chế phản ứng cộng axit glucuronic vào EGCG, chất piperine cho phép nhiều chất catechin được hấp thụ và được sử dụng hơn.  Do đó, lần sau khi bạn thưởng thức một ly (tách, cốc) trà xanh trong bữa ăn, hãy nhớ cho thêm một ít tiêu đen vào món canh, xà lách hoặc các món khai vị của bạn.

CÁCH CHỌN LỰA VÀ BẢO QUẢN

Nếu có thể, bạn hãy yêu cầu được thử một mẫu nước trà pha sẵn trước khi mua.  Đa số các loại trà chất lượng cao sẽ có nước màu xanh nhạt hoặc xanh vàng.

Trà Sợi (Loose Tea)

Để kiểm tra độ tươi, hãy vò nhẹ một ít trà rồi ngửi mùi.  Trà có độ tươi và ngon sẽ có vị ngọt và có hương cỏ.

Trà Túi Lọc

Để kiểm tra độ tươi của trà túi lọc, lấy trà từ trong túi ra, cho túi rỗng này vào một cái ly (tách, cốc), đổ nước nóng vào, và cho túi ngâm trong nước khoảng 2 – 3 phút.  Nếu sau đó nước trong ly (tách, cốc) giống như nước lọc, thì trà túi này có khả năng còn tươi mới.  Nếu nước trong ly (tách, cốc) đó có vị trà, thì trà này đã cũ, vì túi lọc đã bị thấm mùi vị của trà.

Vì một oz (28 g) trà có thể pha được 15 đến 30 ly (tách, cốc), cho nên cách tốt nhất để đảm bảo độ tươi của trà là bạn nên mua với số lượng nhỏ – nhiều nhất là 2 – 4 oz (56 – 113 g).  Để giữ được độ tươi và mùi vị trong cả hai loại trà túi lọc và trà sợi (trà rời), hãy bảo quản trà trong hộp chứa chắn sáng có nắp đậy kín để bảo vệ trà không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, độ ẩm và mùi thức ăn.

Hộp chứa bằng thủy tinh có màu đậm hoặc bằng sành sứ là những loại tốt nhất; hộp thiếc thường bị hở vì các đường nối được hàn lại với nhau.  Sử dụng hộp chứa có kích cỡ vừa đủ để đựng trà; trà khi tiếp xúc với không khí trong nửa còn lại của hộp chứa lớn sẽ tiếp tục oxy hóa.

Tốt nhất nên bảo quản trà trong tủ đựng tối, khô ráo và ở nơi mát mẻ.  Trà được bảo quản trong tủ lạnh dễ bị ẩm ướt và pha lẫn với mùi vị của các loại thực phẩm khác, và tình trạng nước ngưng tụ sẽ xảy ra khi trà đông lạnh tan đá có thể làm hỏng trà.

Sau đây là một số loại trà ngon được bán ở đa số các tiệm trà nghiêm túc, thương hiệu trà online:

Trà Xanh Trung Quốc

Các loại trà xanh ngon nhất của Trung Quốc được xem là những loại được hái vào đầu mùa xuân vào thời điểm Tết Thanh Minh (Quing Ming festival), diễn ra vào ngày 5 tháng 4 (tiết thanh minh).  Các loại trà này bao gồm: After the Snow Sprouting: trong số các búp non đầu tiên xuất hiện sau mùa đông tuyết lạnh, những lá trà này tạo ra một loại trà có vị thanh nhã với hương cỏ tươi.  Trà Ching Ca: được trồng ở lục địa chính của Trung Quốc, các loại trà này bao gồm trà Bỉ Lộ Xuân (Pi Lo Chun: Spring Green Snail) và trà Thái Bình Tôn Hầu (Tai Ping Hou Gui) nổi tiếng.  Chun Mei (trà Hồng Mao – Lông Mi Quý): một cái tên phản ánh hình ảnh của các loại lá trà này được xoắn lại thành những hình dáng cong nhỏ nhắn giống như lông mi được vuốt cong.  Loại trà được trồng ở những vùng cao ở tỉnh Vân Nam (Yunnan) nên được pha sơ qua để tạo ra nước trà màu hổ phách với dư vị thoang thoảng của quả mận. 

Trà Long Tỉnh (Dragonwell: với hương cỏ tươi, đây là loại trà xanh được ưa thích nhất ở lục địa chính ở Trung Quốc.  Loại cao cấp nhất là Thanh Minh (Quing Ming), là tên của lễ mở đầu mùa xuân khi các loại trà ngon nhất được hái.  Những loại trà Lục Trân Châu (Green Pearls): từng viên mở ra thành 3 hoặc 4 lá, tạo ra nước trà màu vàng có mùi vị thơm ngon.  Trà Thuốc Súng (Gunpowder): một sự kết hợp giữa chồi và lá non được cuộn lại thành các viên tròn giống như những viên đạn (do đó đã được đặt tên như vậy), các viên trà này cũng nở ra khi được pha.  Để kiểm tra độ tươi của trà thuốc súng, vò hoặc bóp một viên trà.  Nếu trà còn tươi mới, thì sẽ có cảm giác bị cản lại, nếu trà đã cũ, thì viên trà sẽ vỡ ra.  Hai loại trà thuốc súng ngon với vị ngọt và hương cỏ là Thiên An Điện Ngân Châm Thuốc Súng (Gunpowder Pinhead Temple of Heaven) và Thiên An Điện Thuốc Súng (Gunpowder Temple of Heaven).  Guzhang Maohan (Mao Jian: trà Mao Phong): các lá trà này từ các dãy núi Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy tạo ra nước trà có màu đậm hơn với vị ngọt và có mùi xông khói.  Trà Long Đỉnh (Pan Long Yin Hao), từ tỉnh Chiết Giang, loại trà này liên tục chiến thắng trong các cuộc thi trà do Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc tổ chức, được mô tả là “một loại nước trà phức tạp với nhiều mùi vị”. 

Trà Bỉ Lộ Xuân (Pi Lo Chun): được dịch là “Mùi Thơm Gây Kinh Ngạc”, được mô tả phù hợp với loại trà tạo ra nước màu vàng có vị ngọt hậu nhẹ.  Trà Bạch Long Tỉnh (Snow Dragon): được trồng gần ranh giới giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Chiết Giang, loại trà này được rang trong một chảo lớn để tạo ra vị ngọt hạt dẻ.  Trà Lục Ngân Châm Vân Nam (Yunnan Green Needle): một loại trà có vị chát dễ chịu từ các búp trà non.

Trà Xanh Hữu Cơ

Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về các nông sản hữu cơ được tìm thấy ở California, Nhật và Đức.  Bất cứ loại trà nào đáp ứng được các tiêu chuẩn này là một sản phẩm hữu cơ có chất lượng cao.

Hai đồn điền trà hữu cơ được đánh giá cao nhất là ở Ấn Độ: Đồn Điền Trà Oothu (Oothu Tea Estate), đồn điền trà hữu cơ đầu tiên trên thế giới, và Đồn Điền Trà Makaibari (Makaibari Tea Estates), tuân theo các nguyên tắc hài hòa với thiên nhiên thông qua các phương pháp nông nghiệp cân bằng hữu cơ.

Trà Xanh Ấn Độ

Mặc dù trà xanh chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng sản lượng trà ở Ấn Độ, nhưng các loại trà sau đây khá nổi tiếng.  Bherjan Estate: một loại trà xanh hữu cơ được trồng ở Assam, một địa hạt trồng nhiều trà nhất Ấn Độ.  Trà ở Assam nổi tiếng với vị nồng và mùi hơi nặng và độ đậm đặc cao.  Ambootia Tea Estate: một loại trà hữu cơ ở địa hạt Darjeeling tạo ra loại nước trà có vị nhẹ và mùi thơm dịu.  Makaibari Tea Estates: một loại trà xanh vùng Darjeeling đoạt giải thưởng, có mùi thơm nồng nhưng có vị nhẹ.  Craigmore Estate: được trồng ở những vùng cao ở dãy núi Nilgiris ngoạn mục, thuộc các dãy Núi Xanh (Blue Mountains) của Ấn Độ, các loại trà xanh này có vị ngọt và mùi thơm đặc biệt.

Trà Xanh Nhật Bản

Các loại trà xanh có chất lượng cao nhất là những loại được trồng ở các quận Shizuoka và Uji.  Ban-cha: một loại trà có màu nâu đất với vị chát, được làm từ lá trà xanh rang, bancha chỉ nên được ngâm trong nước khoảng 2 đến 3 phút nếu không nước trà sẽ có vị rất chát.  Houjica: một loại trà bancha được rang sơ và có mùi hạt dẻ.  Đây là một chọn lựa hợp lý cho thức uống ban đêm vì loại trà này rất nhẹ và rất ít caffeine. 

Sen-cha: khoảng 75% số lượng trà xanh được thu hoạch ở Japan bắt nguồn từ Sencha, làm cho nó trở thành loại trà xanh được tiêu thụ phổ biến nhất ở Nhật Bản.  Trà sencha đặc biệt rất giàu vitamin C, đồng thời cho ra một loại nước trà có màu xanh vàng rất trong với hương cỏ, vị ngọt và hơi chát.  Được làm từ lá trà có chất lượng cao hơn so với trà bancha hoặc houjica, trà sencha thường được gọi là “trà khách – guest tea”.  Loại trà sencha làm say mê người thưởng thức nhất là trà Hoa Anh Đào (Sencha Sakuro), một loại trà xanh vào mùa xuân tẩm hương thơm hoa anh đào.  Một loại trà sencha có mùi anh đào khác để thử là Spiderleg Sakuro với lá trà dài hơn và giống chân nhện hơn, tạo ra hương vị đậm đà dễ chịu.  Trà Ngọc Sương (Gyokuro): loại trà xanh chất lượng cao nhất của Nhật Bản, gyokuro được mệnh danh là “lịch sử, triết học và nghệ thuật trong một tách trà”.  Trong vòng 3 tuần trước khi thu hoạch vào mùa xuân, các lá trà gyokuro được che nắng, làm quá trình trưởng thành của lá chậm lại, do đó làm tăng hàm lượng các chất flavenol, axit amin, đường và các chất khác trong lá trà, các chất này cung cấp các lợi ích sức khỏe và mùi vị của trà xanh.  Có màu xanh và vị ngọt hơn so với trà sencha, lá trà gyokuro có thể làm nền cho loại trà matcha – bột trà mịn màu lục nhạt được dùng để làm trà chanoyu, loại trà này được dùng cho nghi lễ trà Nhật (japanese tea ceremony). 

Mat-cha: Trà matcha khác với trà gyokuro ở điểm là các lá trà không được cuộn lại.  Sau khi hấp, các lá trà được sấy khô ngay tức khắc, sau đó chúng được gọi là tencha.  Trà tencha sau đó được nghiền nhỏ và được gọi là matcha.  Sử dụng khoảng 2 muỗng vơi trà matcha, cho vào ½ ly nước và đánh đều lên, tạo thành loại nước trà đậm đặc tiếp sinh lực, tuyệt vời như một bữa trà sáng tăng cường năng lượng hoặc trước khi tập thể dục.  Shin-cha: Ở Nhật Bản, “shin” có nghĩa là mới và “cha” có nghĩa là trà.  Shincha có nghĩa đen là “trà mới” vì nó bao gồm các lá trà được hấp sơ ngay sau khi thu hoạch.  Shincha, chỉ được bán từ tháng Năm đến tháng Bảy, là một loại trà rất thơm với hương vị tươi ngon của lá trà mới hái.  Vì tính chất dễ hư thối, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các lá trà thu hoạch được làm thành trà shincha; đa số lá trà thu hoạch sẽ được dùng làm trà sencha.  Genmai cha: được làm từ trà sencha trộn với genmai (gạo nâu rang), loại trà này có thể được làm từ trà sencha được thu hoạch lần thứ hai với chất lượng thấp hơn, nhưng cũng có thể được làm từ loại trà sencha được thu hoạch lần đầu tiên với chất lượng cao.  Gạo nâu cung cấp vị hạt dẻ thoang thoảng.  Một số thương lái trà còn cho thêm một lượng nhỏ trà matcha vào hỗn hợp trà, tạo cho nó một màu xanh lam rực rỡ.

CÁCH THƯỞNG THỨC

Một Vài Ý Tưởng Pha Chế Trà

–      Pha trà xanh với một lát gừng và chanh, hoặc một vài nhánh húng cây.  Cho vào mỗi ly (tách, cốc) một muỗng cà phê mật ong, khuấy đều rồi uống nóng, hoặc dùng một nửa số lượng nước nóng (hoặc số lượng trà gấp đôi), cho phép trà ngấm và nguội, rồi cho đá vào uống.
–      Pha trà xanh chai (green tea chai) bằng cách cho trà xanh vào sữa đậu nành vị vani đang nóng, và cho thêm lên mặt với quế, tiêu đen, gừng và quả allspice.
–      Pha 1 – 2 muỗng cà phê trà rời (sợi) với 8 oz (236 ml) nước lạnh trong vòng 20 – 30 phút để tạo mùi không đắng, rồi trộn vào các món rán, nước xốt, nước trộn (dressings) và súp.
–      Tưới trà gyokuro lên món xà lách, thịt bò kho hoặc món cơm.
–      Cho nửa muỗng cà phê trà gyokuro vào trứng ốp la hoặc món trứng chiên.
–      Cho trà thuốc súng được nghiền nhỏ và dấm gạo (rice vinegar) vào dầu oliu (olive oil) để pha chế loại dầu dấm (vinaigrette) thơm ngon.
–      Trộn trà gyokuro với hạt mè (sesame seeds) và muối biển, sau đó rắc lên tôm hoặc các lát cá trước khi rán sơ qua.
–      Nấu món mì udon của Nhật Bản trong trà xanh khoảng 5 phút, sau đó tắt bếp và để mì trong trà cho đến khi nguội.  Làm ráo nước, rồi cho vào một ít nước tương (xì dầu) và dầu mè (sesame oil).  Sau đó cho những lát đậu hủ mỏng, hành lá, nấm, và ngò tươi vào.  
–      Kho lê nâu tròn (asian pear) hoặc lê nâu dài (bosc pear) trong trà xanh với những lát gừng mỏng.  Cho mật ong và một nhánh rau húng cây vào.
–      Kết hợp trà xanh để nguội với nước ép trái cây với tỷ lệ 50-50, chẳng hạn như nước lê ép, nước dứa (thơm, khóm) ép, hoặc nước đu đủ ép.  Cho một muỗng cà phê mật ong vào mỗi ly (tách, cốc) để làm ngọt.  Xay đều, rồi cho đá lạnh vào để uống.

Các Hướng Dẫn Pha Trà Xanh

Trà xanh phải được xử lý một cách nhẹ nhàng, cũng giống như xử lý các loại rau xanh tươi.

Nước suối là chọn lựa lý tưởng để pha trà, chọn lựa thứ hai là nước được lọc sạch.  Không nên sử dụng nước được chưng cất; nước trà được pha từ nước chưng cất sẽ mất đi mùi thơm vì các khoáng chất bị loại đi, mà đây là các yếu tố quan trọng để tạo ra mùi thơm của nước trà.

Để pha loại trà rời ngon nhất, bạn nên sử dụng một loại cân thực phẩm nhỏ.  Dùng tỷ lệ 3 g trà với 5 oz (148 ml) nước nếu bạn pha trà trong ấm; 4 g trà với 8 oz (236 ml) nước cho các phương pháp pha trà khác.

Kích cỡ và hình dáng của các ấm và ly trà rất khác nhau, tốt nhất là dùng muỗng (dụng cụ) đo 8 oz (236 ml) nước và đổ vào ấm trà hoặc ly trà để xác định chúng chứa được bao nhiêu nước.

Khi pha trà rời (sợi), hãy nhớ rằng một muỗng cà phê sợi trà nhỏ sẽ nặng hơn nhiều so với một muỗng cà phê sợi trà to.  Do đó, một muỗng cà phê sợi trà nhỏ có thể đủ để pha một ly (tách, cốc) trà vừa đủ đậm, trong khi đó, phải cần đến vài muỗng cà phê sợi trà to hơn để pha một ly (tách, cốc) trà có độ đậm đặc tương tự.

Mặc dù phải dùng nước thật sôi để pha trà đen và trà oolong, nhưng trà xanh cần được pha ở nước có nhiệt độ thấp hơn (160-170oF; 79-85oF) và thời gian ngắn hơn.

Để cho nước gần sôi để phóng thích oxy, sau đó để cho nước hơi nguội rồi cho trà vào.  Cho đến khi bạn quen thuộc với ấm trà và thời gian cần thiết, cũng như âm thanh nó tạo ra khi được nấu đến nhiệt độ (170 – 185oF, 77 – 85oC), tốt nhất bạn nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ, các nhiệt kế này được bán ở các siêu thị.

Khoảng thời gian lý tưởng để cho trà ngấm là 30 giây cho đến 1 phút, nhưng trà xanh Nilgiri và Darjeeling có thể cần đến vài phút, và trà Long Tỉnh của Trung Quốc thường cần từ 6 – 7 phút để trà ngấm.

Một dù các lá trà ngon sẽ lắng xuống đáy sau khi đã ngấm, nhưng tốt nhất bạn nên dùng lưới để lọc xác trà.

 CÁC MỐI LO NGẠI CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trà Xanh và Caffeine

Trà xanh chứa caffeine, mặc dù một nửa số lượng caffeine được tìm thấy trong cà phê.  Hàm lượng caffeine chứa trong ly (tách, cốc) trà xanh của bạn sẽ thay đổi tùy theo số lượng trà được sử dụng, thời gian để cho trà ngấm, và bạn uống nước đầu hay nước sau.  Đa số lượng caffeine trong trà xanh ngấm vào trong nước ngay sau khi trà được pha.  Bản liệt kê dưới đây so sánh hàm lượng caffeine trung bình được tìm thấy trong trà, các loại thức uống có caffeine và sôcôla (chocolate)

Có rất ít nghiên cứu được đăng trên tài liệu in so sánh hàm lượng caffeine của trà xanh và trà đen.  Một nghiên cứu mới đây đã đo hàm lượng caffeine trong chất liệu khô của lá trà, một phương pháp tiếp cận cho phép kiểm soát bất kỳ giá trị biến thiên trùng hợp nào liên quan đến các phương pháp chuẩn bị mà có thể ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong sản phẩm trà cuối cùng.  Nghiên cứu này cho thấy rằng hàm lượng caffeine trong 1 g trà đen thay đổi từ 22 – 28 mg, trong khi đó, hàm lượng caffeine trong 1 g trà xanh thay đổi từ 11 – 20 mg, cho thấy một sự khác biệt rất lớn.  (Lưu ý rằng hàm lượng caffeine trong lá trà sẽ không ngấm hết vào nước trà, do đó những con số này chỉ cung cấp số lượng khác biệt ở mức độ tương đối giữa trà xanh và trà đen, mà không phản ánh số lượng tuyệt đối chứa trong mỗi loại trà).

Sản Phẩm Chứa Caffeine

   
Loại Sản Phẩm
   
Caffeine (mg/phần)
Trà
   
Xanh, đen, oolong
   
50mg/190ml phần2
   
Xanh (các loại khác nhau)
   
20-45mg/8oz phần3
   
Đen
   
47mg/8oz phần4
Cà phê
   
Đã được pha (lọc hoặc pha phin)
   
100-115mg/190ml phần2
   
Bột tan
   
75mg/190ml phần2
Các loại nước ngọt
   
Có đường và không có đường
   
11-70mg/330ml lon5
‘Các thức uống tăng lực’
   
Tất cả các loại
   
28-87mg/250ml phần5
Sôcôla (Chocolate)
   
Thanh, thỏi
   
5,5-35,5mg/50g thanh, thỏi5

1. Khokhar S, Magnusdottir SG. Total phenol, catechin, and caffeine contents of teas commonly consumed in the United kingdom. J Agric Food Chem. 2002 Jan 30;50(3):565-70.  2. Gray J (1998). Caffeine, coffee and health. Nutrition and Food Science 6:314-319.  3. Unpublished data  4. USDA National Nutrient Database for Standard Reference, Release 17 (2004)  5. Ministry of Agriculture, Fisheries and Food (MAFF) (1998). Survey of caffeine and other methylxanthines in energy drinks and other caffeine containing products (updated). Food Surveillance Information Sheet No. 144 (No. 103 revised). London.Source: Tea Council Fact Sheet, http://www.teacouncil.co.uk/

Số Lượng Tiêu Thụ Caffeine An Toàn

Tính an toàn của việc tiêu thụ caffeine vẫn còn là một chủ đề tranh luận chính trong các tài liệu nghiên cứu.  Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra vấn đề gây hại khi tiêu thụ dưới 75 mg mỗi ngày.  Đa số nghiên cứu cho thấy các tác dụng có khả năng gây hại chỉ tập trung vào việc tiêu thụ caffeine trên 200 mg.  Ngoài ra, xem ra có sự khác biệt rất lớn về tính mẫn cảm với caffeine ở mỗi người.   Những người bị mẫn cảm với caffeine nên uống trà xanh khử caffeine (decaffeined green tea) hoặc uống trà xanh được pha trong vòng 45 giây trong nước nóng, rồi đổ nước đầu tiên đi, vì có khoảng 80% hàm lượng caffeine được phóng thích trong trà được pha ở nước đầu tiên.  Sau đó, đổ thêm nước nóng vào và ngâm trà lần nữa (nước thứ hai).  Phương pháp này giúp loại bỏ phần lớn chất caffeine trong trà nhưng không làm mất đi nhiều mùi vị thơm ngon của trà.

Có ít nhất 2 thành phần có lợi trong trà xanh – các chất catechin và axit amin L-theanine – có tác dụng làm giảm tác dụng của chất caffine trong trà.  Khi trà xanh được pha, chất caffeine trong đó kết hợp với các chất catechin trong nước, làm giảm tính năng của caffeine khi được so sánh với cà phê hoặc cacao.  Ngoài ra, axit amin L-theanine, chỉ được tìm thấy trong cây trà và một số loại cây nấm, kích thích trực tiếp sự sản sinh của các sóng não alpha, làm cho cơ thể giảm căng thẳng đồng thời tạo ra một trạng thái tinh thần thư giãn.

Tương Tác Giữa Trà Xanh và Thuốc

Các chất tannin trong trà xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ, và do đó tính năng của các loại thuốc sau đây: atropine, CardecDM®, codeine, ephedrine và pseudoephedrine, Lomotil®, Lonox®, theophylline, aminophylline, và warfarin.

Chất caffeine trong trà xanh có thể tương tác với các loại thuốc sau đây, làm tăng tính năng của thuốc đến mức nguy hiểm: ephedrine và pseudoephedrine, theophylline, aminophylline.

Nếu bạn đang được điều trị với bất kỳ loại thuốc nào sau đây, bạn không nên uống trà xanh hoặc sử dụng sản phẩm chiết xuất từ trà xanh nếu chưa tham khảo với bác sĩ:

Adenosine – Trà xanh có thể ức chế các tính năng của adenosine, một loại thuốc thường được cho các nhân bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và thường có nhịp tim không đều trong bệnh viện sử dụng.

Beta-lactam – Trà xanh có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) beta-lactam bằng cách làm cho các vi khuẩn giảm bớt đề kháng với trị liệu.

Benzodiazepines – Caffeine, bao gồm caffeine trong trà xanh, có thể làm giảm tác dụng giảm đau của các loại thuốc này, thường được sử dụng để trị chứng lo âu, chẳng hạn như diazepam (Valium) và lorazepam (Ativan).

Các Thuốc Chặn Beta, Propanolol, và Metoprolol – Caffeine, bao gồm caffeine trong trà xanh, có thể làm tăng áp suất máu ở những người đang sử dụng propranolol (Inderal) và metoprolol (Lopressor, Toprol XL).  Các loại thuốc này được dùng để trị cao huyết áp và bệnh tim.

Các Loại Thuốc Làm Loãng Máu – Những người đang sử dụng thuốc warfarin (Coudamin) không nên uống trà xanh.  Vì trà xanh chứa vitamin K, loại vitamin này có thể làm cho thuốc mất hiệu lực.  Bạn không nên uống chung trà xanh với thuốc aspirin bởi vì cả hai có thể làm cho máu không đông.  Sử dụng trà xanh và aspirin với nhau có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Trị Liệu Hóa Học – Sử dụng phối hợp trà xanh và các loại thuốc hóa trị, đặc biệt là doxorubicin và tamoxifen, làm tăng tác dụng của các loại thuốc này trong các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm.  Tuy nhiên, các kết quả tương tự không được tìm thấy trong các nghiên cứu ở người.  Mặt khác, đã có các báo cáo về cả hai sản phẩm chiết xuất từ trà xanh và trà đen ảnh hưởng đến một loại gen ở các tế bào ung thư tuyến tiền liệt mà có thể làm cho các tế bào này ít nhạy cảm với các loại thuốc trị liệu hóa học.  Vì lý do đó, bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ trước khi uống trà đen và trà xanh hoặc sử dụng các sản phẩm trà chiết xuất trong khi đang được trị liệu hóa học.

Clozapine (Clozaril) – Các tác dụng của thuốc clozapine có thể bị giảm xuống nếu được sử dụng trong vòng 40 phút sau khi uống trà xanh.

Ephedrine – Khi được dùng chung với ephedrine, trà xanh có thể làm cho tinh thần bị kích động, rung lắc cơ thể, mất ngủ, và giảm cân.

Lithium – Trà xanh được chứng minh có khả năng làm giảm mức lithium trong máu, một loại thuốc được dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder: rối loạn tâm trạng đặc thù bởi các cơn hưng cảm và trầm cảm xuất hiện xen lẫn).  Điều này có thể làm cho thuốc lithium kém hiệu quả hơn.

Các Loại Thuốc Ức Chế Men Monoamine Oxidase (MAOIs) – Trà xanh có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng, được gọi là “bệnh biến tăng huyết áp – hypertensive crisis”, khi được dùng chung với các loại thuốc này (được sử dụng để trị chứng trầm cảm).  Các ví dụ điển hình của các loại thuốc ức chế men monoamine oxidase bao gồm:

–      Isocarboxazid (Marplan)
–      Moclobemide (Manerix)
–      Phenelzine (Nardil)
–      Tranylcypromine (Parnate)

Thuốc Tránh Thai – Các loại thuốc tránh thai uống bằng miệng có thể làm tăng thời gian chất caffeine lưu lại trong cơ thể, do đó có thể làm tăng tính năng kích thích.

Phenylpropanolamine – Sự phối hợp giữa caffeine, bao gồm caffeine từ trà xanh, và phenylpropanolamine, được sử dụng trong nhiều loại thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh không cần toa bác sĩ và cần toa bác sĩ cũng như các sản phẩm giảm cân, có thể gây ra hiện tượng hưng cảm và tăng huyết áp nghiêm trọng.  Cơ quan FDA Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo sức khỏe công cộng vào tháng 11 năm 2000 để cảnh báo những người có nguy cơ xuất huyết não do sử dụng loại thuốc này và đề xuất tất cả các nhà sản xuất thu hồi các loại thuốc này ngoài thị trường.  Đa số các loại thuốc chứa phenylpropanolamine đã được tái bào chế để loại bỏ chất này.

Các Loại Thuốc Kháng Sinh Quinolone – Trà xanh có thể làm cho các loại thuốc này trở nên hiệu quả hơn đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tạo ra các tác dụng phụ.  Các loại thuốc này bao gồm:

–      Ciprofloxacin (Cipro)
–      Enoxacin (Penetrex)
–      Grepafloxacin (Raxar)
–      Norfloxacin (Chibroxin, Noroxin)
–      Sparfloxacin (Zagam)
–      Trovafloxacin (Trovan)

Các Loại Thuốc Khác – Trà xanh, đặc biệt loại có chứa caffeine, có thể tương tác với một số loại thuốc sau đây:

–      Acetaminophen (Tylenol)
–      Carbamazepine (Tegretol)
–      Dipyridamole (Persatine)
–      Estrogen
–      Fluvoxamine (Luvox)
–      Methotrexate
–      Mexiletine (Mexitil)
–      Phenobarbital
–      Theophylline
–      Verapamil (Bosoptin, Calan, Covera- HS, Verelan, Verelan PM)

Để được an toàn, hãy tham khảo với bác sĩ của bạn trước khi uống hoặc sử dụng trà xanh nếu bạn cũng đang sử dụng các loại thuốc khác.

Trà Xanh và Khả Năng Hấp Thụ Chất Sắt

Do chứa nhiều chất tannin, các loại trà, bao gồm trà xanh, được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn khả năng hấp thụ chất sắt.  Mặc dù đặc tính này rất có lợi cho những người có quá nhiều chất sắt trong cơ thể, nhưng tiêu thụ vài ly (tách, cốc) trà xanh mỗi ngày có thể không tốt cho những người bị thiếu chất sắt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt chất sắt.

Hạn Chế Tiêu Thụ Trà Xanh Trong Thai Kỳ Thứ Nhất (3 Tháng Đầu Mang Thai)

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Ung Thư (CancerResearch) số ra tháng 3 năm 2005, ECGC, một chất catechin có trong trà xanh với số lượng gấp 5 lần so với trà đen, có tác dụng ức chế men dihydrofolate reductase (DHFR), các tế bào ung thư cần men này để có thể phát triển, và đây cũng là một mục tiêu được các loại thuốc chống ung thư nhắm vào.

Các nhà khoa học đã quyết định xem xét chất ECGC sau khi họ nhận ra chất catechin này trong trà xanh rất giống với loại thuốc chống ung thư methotrexate, thuốc này có tác dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư tạo ra DNA bằng cách ức chế men DHFR.  Họ đã khám phá ra rằng chất ECGC có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư giống như thuốc methotrexate.

Mặc dù chất ECGC bám chặt vào men DHFR, men này rất cần thiết cho cả các tế bào khỏe mạnh và các tế bào ung thư, nhưng nó không bám chặt như thuốc methotrexate, do đó các dụng phụ lên các tế bào khỏe mạnh tỏ ra ít nghiêm trọng hơn so với thuốc methotrexate.

Khả năng kết bám vào men DHFR của chất ECGC cũng có thể giúp giải thích lý do tại sao phụ nữ uống nhiều trà xanh vào thời gian họ bắt đầu mang thai và thời gian đầu mang thai có thể làm cho trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ bị tật nứt đốt sống hoặc các rối loạn ở ống thần kinh.

Phụ nữ được đề xuất tiêu thụ các loại thực phẩm chức năng chứa axit folic khi có ý định mang thai và trong thai kỳ đầu tiên (3 tháng đầu mang thai) bởi vì chính trong thời gian này ống thần kinh của thai nhi đang phát triển.  Axit folic giúp đảm bảo tiến trình phát triển bình thường và bảo vệ chống lại tật nứt đốt sống bằng cách thúc đẩy sự sản sinh men DHFR.  Mặc dù 1 hoặc 2 ly (tách, cốc) trà xanh xem ra không gây hại, nhưng uống trà xanh với số lượng lớn có thể làm giảm tính năng hoạt động của men DHFR, do đó làm tăng nguy cơ bị các rối loạn ở ống thần kinh.

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics