Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Thế nào là khám cấp cứu để được BHYT thanh toán?
Dù rất bức xúc, vì theo quy định, những bé dưới 6 tuổi nếu khám trong tình trạng cấp cứu thì bất cứ viện nào cũng phải được bảo hiểm thanh toán, nhưng trong lúc con ốm đau nên cũng không biết làm gì hơn. Xin hỏi, có quy định nào nêu rõ thế nào thuộc diện cấp cứu hay không? Vì hiện tại, thông tin này quá chung chung nên bệnh nhân không hiểu rõ quyền lợi của mình. Đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên thủ tục hành chính gây khó khăn cho bệnh nhân. trannguyenpd@yahoo.com
Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết:
Để xác định tình trạng cấp cứu của bệnh nhi đã có quy định rõ ràng, ví như sốt 39 độ là thuộc diện cấp cứu. Hay có đau bụng ghi viêm ruột thừa cũng là một diện thuộc cấp cứu. Các tình trạng bệnh của trẻ ở diện cấp cứu thuộc quy chế chuyên môn đã được Bộ Y tế ban hành. Bệnh viện, bác sĩ khám cho bệnh nhi là người trực tiếp xác nhận tình trạng bệnh của trẻ có thuộc cấp cứu hay không.
Còn khi đã vào diện cấp cứu, bất cứ bệnh viện nào nơi cháu bé được đưa tới khám cũng phải tiếp nhận, giải quyết quyền lợi 100% cho các cháu. Còn với trường hợp không thuộc khám cấp cứu, bệnh viện phải ghi rõ khám ban đầu và chuyển về nơi chữa bệnh ban đầu thì bé mới được đảm bảo quyền lợi BHYT thanh toán 100%.
Tuy nhiên trên thực tế, cũng có những bệnh viện thực hiện không nghiêm túc việc này. Có viện thì do trình độ chuyên môn, vì lý do khác (ví như bảo hiểm thanh toán 3000 đồng/khám, nếu xác nhận khám cấp cứu, bệnh viện chỉ được chi trả tiền khám 3.000 đồng từ quỹ bảo hiểm y tế. Còn nếu không phải tình trạng cấp cứu, tức là em bé khám trái tuyến bệnh viện được thu thêm tiền theo quy định khám trái tuyến). Có thể từ nguyên nhân này mà bệnh viện không đưa bé vào khám diện cấp cứu, quyền lợi các cháu không được đảm bảo.
Lúc này, trách nhiệm của BHXH là trao đổi đảm bảo quyền lợi cho các cháu. Với những trường hợp mà con khám trong tình trạng sốt cao trên 39 độ, đau bụng có nghi viêm ruột thừa… mà không được đưa vào diện khám cấp cứu, phải nộp thêm tiền, nếu gia đình chuyển lại phiếu thu tiền của bệnh viện cho cơ quan BHXH, trách nhiệm cơ quan BH sẽ phải đi giám định lại để khẳng định, nếu là cấp cứu sẽ phải thu hồi lại tiền từ bệnh viện trả cho các cháu.
Nguyên tắc tình trạng bệnh các cháu đều phải được ghi rõ ràng trong hồ sơ bệnh án có lưu trữ tại bệnh viện. Không ai dám làm sai lệch hồ sơ bệnh án, ví dụ khi bé vào viện khám sốt tới 39 độ, không ai dám ghi vào hồ sơ này là 38 độ. Vì thế, nếu thấy nghi ngờ con mình thuộc diện cấp cứu mà lại không được công nhận, gia đình nên hỏi thẳng bác sĩ khám để được giải thích rõ ràng. Trong trường hợp giải thích không thỏa đáng, có thể liên hệ với cán bộ của BHXH tại bệnh viện, nộp phiếu thu viện phí… để được cơ quan BHXH xem xét, cần thiết sẽ phải cử cán bộ đi giám định lại để khẳng định, nếu là cấp cứu sẽ phải thu hồi lại tiền từ bệnh viện trả cho các cháu.
Tú Anh 11/10/2011