Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Làm sao biết chắc con mình bị tay chân miệng để đưa đi viện kịp thời?
Nhiều cha mẹ thấy con nổi vài nốt lạ sau lưng hay trên đầu là nghĩ ngay đến tay chân miệng. Vậy khi nào cần đưa bé đi bệnh viện?
Thưa bác sĩ,
Gần đây tình hình bệnh tay chân miệng đáng lo quá. Tôi xem ti vi thì thấy sau khi em bé ở Hà Nội tử vong vì tay chân miệng thì các phụ huynh ùn ùn đưa con đi viện, như vậy có khi vô tình tạo cơ hội cho bệnh lây lan chăng?
Cháu nhà tôi 4 tuổi, mấy hôm nay tôi không dám cho cháu đi mẫu giáo. Nhưng chẳng may cháu bị bệnh thì dấu hiệu nào chắc chắn là tay chân miệng mà không phải là bệnh ngoài da? Và khi nào thì cần phải đưa cháu đi bệnh viện ạ?
Rất mong nhận hồi âm của BS, vợ chồng tôi lo lắng quá! Cảm ơn BS rất nhiều!
(Phương Linh – Q. Thanh Xuân, Hà Nội)
Trả lời
Chào chị Phương Linh,
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, dịch tiết vùng mũi họng, nốt hồng ban bóng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Hiện bệnh tay chân miệng (TCM) tiếp tục mở rộng ra các tỉnh thành và Hà Nội. Tại Hà Nội sau 2 ca bệnh nhi tử vong khiến phụ huynh hoang mang nên đồng loạt đưa con đi khám. Theo chúng tôi thì đây chưa phải là giải pháp tốt nhất.
Nhiều bà mẹ lo lắng thái quá nên có bé ăn uống sinh hoạt bình thường, chỉ nổi vài nốt ở lưng (không đúng vị trí của bệnh TCM), mẹ vẫn đưa con vào BV chờ khám. Hoặc có khi bé chỉ có một nốt sẩn đỏ trên đầu, ngứa… mẹ đã hoảng hốt quay clip, chụp ảnh gửi AloBacsi xem giúp có phải TCM hay không.
Qua đây, cho thấy các mẹ chưa nắm rõ được vị trí tổn thương da và triệu chứng của TCM. AloBacsi xin được nhắc lại bệnh lý này:
Triệu chứng điển hình của bệnh TCM là: tổn thương da, niêm mạc dưới dạng hồng ban bóng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng (dạng loét miệng), lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Đặc biệt những bóng nước này khi ấn vào không đau, không ngứa.
Triệu chứng kèm theo:
+ Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy…
+ Giai đoạn toàn phát: biểu hiện loét miệng, vết loét đỏ hay bóng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi trẻ đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, chảy nhiều nước bọt… Riêng triệu chứng sốt có thể có hoặc không, nhưng sốt càng cao thì dễ có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp…
Tóm lại, các bà mẹ cần tỉnh táo khi thấy bé có những nốt hồng ban bóng nước ở vị trí đặc biệt của bệnh TCM như lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông nhưng những nốt này đặc biệt không đau, không ngứa.
Bệnh tay chân miệng cần phân biệt với các bệnh ngoài da khác:
+Thủy đậu: nốt bóng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân, ngứa
+Viêm da mủ: sẩn đỏ, đau, có mủ
+Viêm da dị ứng: hồng ban nhỏ li ti, dày từng vùng hoặc toàn thân, không có bóng nước, ngứa nhiều.
Dấu hiệu nặng cần đưa bé vào bệnh viện ngay: khi có một trong những triệu sau: Sốt cao 39- 40 độ C, co giật, nôn ói nhiều, quấy khóc, bứt rứt, giật mình chới với, run tay chân, đi đứng loạng choạng, da nổi bông.
BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo 08/10/2011