Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
Nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh kém hấp thu
Kém hấp thu là một hội chứng có trong nhiều bệnh đã làm thương tổn quá trình hấp thu.
Kém hấp thu được xem như là một hội chứng có trong nhiều bệnh đã làm thương tổn quá trình hấp thu. Hậu quả của quá trình này có thể dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các yếu tố vi lượng…nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Đi ngoài phân lỏng: chủ yếu là lỏng mỡ (Steatorrhe), biểu hiện này bao giờ cũng có, thường thành từng cơn xen kẽ đi phân bình thường; khối lượng phân nhiều trên 500g/24 giờ; phân mùi tanh, màu nhạt, lổn nhổn trên mặt nước, váng mỡ, dính vào đáy bô.
Đau bụng mơ hồ: cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng khi có đau quặn nhẹ vùng quanh rốn.
Thể trạng suy sụp: sút cân mệt mỏi ngày một tăng, thường xuyên uể oải, chậm chạp, thiếu linh hoạt, lao động chân tay, trí óc giảm.
Mất vị giác: mất vị giác và tê tê đầu lưỡi, ở họng, khi nuốt thấy rát đau trong ngực. Chán ăn, thấy đắng miệng, nhạt miệng.
Xuất huyết: đôi khi thấy xuất huyết nhẹ dưới da, niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Huyết áp thấp, nhức đầu choáng váng khi thay đổi tư thế.
Suy dinh dưỡng: phù nề do giảm protein máu. Da khô, loạn dưỡng, lông tóc móng khô dễ rụng. Viêm đa dây thần kinh (do thiếu vitamin B1).
Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, lưỡi mất gai nhẵn bóng có vết ấn răng, bệnh nhân thường hoa mắt chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực khi làm việc nặng.
Chậm lớn: nếu chứng kém hấp thu xẩy ra ở trẻ em, đứa trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng, cơ thể còi cọc, trí tuệ trì độn, nhi tính.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, điều kiện thực tế, thể trạng của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Trong trường hợp này chị nên cho cháu tới khám ở các bệnh viện tuyến trung ương có chuyên khoa nội tiêu hóa để xác định bệnh và điều trị cho cháu.
Theo Tienphong 08/06/2011