Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0935.15.14.17 | |
Hotline: 0903.423.691 | |
Mr.Dung | |
Mr.Toanh |
Thông tin cần biết
Đối tác
9 sai lầm trong chế biến món ăn có hại cho sức khỏe
Chế biến món ăn đúng cách tốt cho sức khỏe.
Sử dụng dầu mỡ quá nóng để xào nấu thức ăn dễ gây bệnh loét dạ dày
Cho muối vào món ăn ngay từ đầu, cho thêm nước lạnh vào thịt đang hầm hoặc để dầu mỡ quá nóng… vẫn là thói quen của nhiều người, nhưng thực tế lại vô cùng có hại.
1. Không nên cho muối sớm khi chế biến thịt: Thành phần chủ yếu của muối là NaCl, chất này dễ làm cho protein trong thịt bị kết tủa khiến cho miếng thịt nhỏ lại, thịt trở nên cứng hơn và khó chế biến.
2. Không nên để dầu mỡ quá nóng: Thường xuyên sử dụng dầu mỡ quá nóng để xào nấu thức ăn dễ gây bệnh loét dạ dày và các bệnh khác có liên quan, nếu không kịp thời chữa trị còn có thể biến chứng thành ung thư dạ dày.
3. Không nên cho thêm nước lạnh khi đang luộc thịt hoặc hầm xương: Trong thịt và xương có chứa nhiều protein và chất béo, nếu cho nước lạnh vào trong khi đang chế biến sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đột ngột, protein và chất béo ngay lập tức bị kết tủa; các rãnh, khe hở của thịt và xương sẽ co lại và rất khó mềm. Bên cạnh đó mùi vị tươi ngon của thịt và xương cũng bị ảnh hưởng.
4. Không nên ăn đậu tương chưa chín kỹ: Trong đậu tương có một chất gây trở ngại đến hoạt động của Trypsin (Parenzyme) trong cơ thể. Ăn đậu tương chưa chín kỹ sẽ khó tiêu hoá và hấp thụ các chất có trong đậu thậm chí gây tiêu chảy.
5. Không nên cho mì chính khi chế biến món trứng: Bản thân trứng gà đã có chứa glutamic acid – một chất tương tự như trong thành phần của mì chính, vì thế khi chế biến món trứng bạn không cần phải cho thêm mì chính, mì chính sẽ làm mất đi vị tươi ngon vốn có của trứng gà.
6. Không sử dụng lại dầu ăn đã dùng: Nhiệt lượng trong dầu ăn đã qua sử dụng chỉ bằng khoảng 1/3 dầu ăn thường, ngoài ra những chất béo không bão hoà trong dầu ăn sau khi bị đun nóng sẽ sản sinh nhiều loại chất có hại, các chất này làm giảm quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể, khiến gan bị sưng to. Bên cạnh đó, những vitamin và chất béo có trong loại dầu này đều đã bị huỷ hoại; vì thế không nên sử dụng.
7. Không nên rã đông thịt bằng nhiệt độ cao: Để thịt đông bên cạnh bếp hoặc ngâm vào nước sôi là phương pháp rã đông thường được mọi người áp dụng nhưng do thành phần nước trong thịt đã bị mất nên không thể ngon như lúc ban đầu.
Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt dễ bị biến chất. Tốt nhất là nên rã đông ở nhiệt độ thường.
8. Không nên bỏ vỏ cà khi chế biến: Vitamin P có trong cà, đặc biệt là cà tím là một loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Loại vitamin này lại tập trung ở vỏ ngoài của quả cà, nơi tiếp giáp với phần thịt bên trong của quả, vì thế khi chế biến nên giữ lại cả vỏ.
9. Không nên dùng lẫn dụng cụ làm bếp bằng nhôm và sắt: Đồ nhôm thường không cứng như đồ sắt, nếu bạn xào nấu bằng chảo sắt mà lại dùng thìa nhôm thì trong quá trình xào nấu, do nhôm mềm hơn nên dễ bị mài mòn, mạt nhôm sẽ lẫn vào trong thức ăn, điều này rất có hại cho sức khoẻ.
Theo Afamily.vn (09/05/2011)