151515  15

Ds Nguyễn Văn Toanh nói về nhận biết sừng tê giác thật và giả

Công dụng của sừng tê giác

Tê giác là một loại động vật ăn cỏ, móng guốc, sống chủ yếu ở châu Phi và châu á. Bộ phận được dùng làm thuốc của tê giác là sừng.


Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, mặn, tính lạnh, không độc vào 3 kinh tâm, can, vị thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, an thần giảm đau, được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt, các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương… Sừng tê giác là thành phần của các bài thuốc nổi tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn, tê giác địa hoàng giải độc… mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến. Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có công hiệu. Ðặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như: viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm khác.
Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước đun sôi để nguội bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam, hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh. Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người mang thai, những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều…) mà không có sốt, đặc biệt khi uống nước mài sừng tê giác xong không được uống nước chè đặc trước và sau 3 giờ.
Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc này giải quyết bệnh nan y. Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu, viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. dùng trong việc hạn chế tác dụng phụ sau các đợt hóa trị liệu, chiếu tia xạ trong điều trị ung thư …Tuy nhiên, cũng cần phải nêu ra là: Chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này, hoặc có cũng chưa được công bố vì tê giác thuộc nhóm động vật bảo vệ đặc biệt có nguy cơ tuyệt chủng. Khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin. Nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng.

Một miếng sừng tê giác được nhân viên bảo vệ cưa từ sừng của một con tê giác tại vườn quốc gia Kruger (Nam Phi) để ngăn chặn tình trạng săn bắn trộm. Nguồn ảnh(intermet)

Phân biệt thật giả.
Sừng tê giác là một loại thuốc quý, hiếm, giá thành cao (khoảng 95 đến 100 triệu VN đồng/100g), do vậy đầu tư cho các nghiên cứu làm sáng tỏ tính năng tác dụng của loại dược liệu này còn phải chờ đợi trong tương lai. Trên thị trường hiện nay trôi nổi nhiều loại sừng có nguồn gốc khác nhau. Một số gian thương làm giả sừng tê giác từ sừng trâu, sơn dương, sừng bò… Ðặc biệt người mua dễ nhầm lẫn với sừng trâu nước. Nhìn cảm quan bên ngoài ít ai phân biệt được thật, hư; thậm chí khi chiếu đèn soi, loại sừng này cũng phát ra ánh sáng hồng như sừng tê giác thật, một đặc điểm mà nhiều người vẫn lầm tưởng để cho là thật. Thậm chí sừng tê giác thật có đoạn hoặc có miếng không có đặc điểm này. Mài xác định mùi vị cũng vẫn không xác định được đâu là thật giả. Chỉ khi soi dưới kính hiển vi hoặc công nghệ hiện đại mới phân biệt được sự khác biệt về tổ chức học của hai loại sừng này. Và một điều quan trọng hơn cả là sừng tê giác mọc từ da, do vậy đây là một đặc điểm để loại bỏ nhận biết thật giả với các loại sừng đang được làm giả từ các loại sừng tôi liệt kê ở trên, đều mọc từ xương sụn. Các loại sừng giả thường có các vòng tròn đồng tâm giống như khi chúng ta cắt ngang thân cây gỗ, được nhìn từ tiết diện mặt cắt ngang của chiếc sừng, và đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất dù là sừng cắt ngang đoạn thân, hay một miếng, hay đoạn ngọn, sừng tê giác thật không có đặc điểm trên. Khi có sừng tê giác thật rồi thì sừng rụng tại đầm lầy, hoặc trong rừng khi con tê giác chết, cũng có chất lượng rất khác với sừng được cắt tươi trên con tê giác sống, hoặc được săn .Vì vậy, người tìm mua sừng tê giác cần có sự tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Ds: Nguyễn Văn Toanh-Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Bạch Mã Vạn Xuân.

Bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics