323232  32

Tác dụng của cao hạt nho

Về hạt nho

Giá trị chữa bệnh và giá trị dinh dưỡng của nho (Vitis vinifera) đã được biết tới từ hàng ngàn năm trước. Người Ai Cập đã sử dụng nó từ ít nhất 6000 năm trước, còn các triết gia Hy Lạp cổ thì tán dương công dụng chữa bệnh của nho – chủ yếu là qua rượu nho. Các thầy thuốc dân gian Châu Âu thường chế ra một loại thuốc mỡ từ nhựa của cây nho để chữa các bệnh mắt và bệnh da liễu. Lá nho được dùng để cầm máu, kháng viêm, giảm đau. Quả nho xanh được dùng để chữa viêm họng và nho khô được dùng để trị lao phổi, táo bón và chứng khát nước. Loại nho chín, quả tròn, vị ngọt được dùng để trị hàng loạt chứng bệnh gồm ung thư, bệnh tả, đậu mùa, chứng buồn nôn, đau mắt, da liễu, các bệnh thận và gan.
Ngoài ra, một số hợp chất có trong hạt nho còn chứa các chất chống oxy hoá. Một nghiên cứu gần đây thực hiện trên những người tình nguyện khoẻ mạnh cho thấy, việc bổ sung cao hạt nho có công dụng giúp tăng hàm lượng các chất chống oxy hoá trong máu một cách đáng kể. Các chất chống oxy hoá là các chất có khả năng làm sạch các gốc tự do – các hợp chất có hại trong cơ thể có thể làm biến đổi các màng tế bào, làm xáo trộn các DNA (vật chất di truyền) và thậm chí có thể làm chết tế bào. Các gốc tự do xuất hiện tự nhiên trong cơ thể nhưng các chất độc từ môi trường (bao gồm tia tử ngoại, chất phóng xạ, khói thuốc và không khí ô nhiễm) cũng có thể làm tăng số lượng các gốc tự do có hại này. Người ta cho rằng các gốc tự do này có thể đẩy nhanh quá trình oxy hoá cũng như gây ra nhiều căn bệnh khác, gồm cả bệnh tim và ung thư. Các chất chống oxy hoá có trong hạt nho có thể trung hoà các gốc tự do, và có thể làm giảm, thậm chí có thể giúp phòng ngừa các tác động có hại của chúng.

1. Vỏ hạt nho

Nhà khoa học Barry Gehm thuộc trường Ðại học Northewestem, Chicago (Mỹ) cho biết cấu trúc hóa học của chất Resveratrol có trong vỏ hạt nho và hormone oestrogene của con người có sự tương đồng với nhau. Chúng có tác dụng tốt đối với lượng cholesterol và thành mạch máu trong cơ thể. Ðiều này giải thích vì sao những người thường uống rượu vang đỏ thì có hệ tim mạch tốt.

2. Cao hạt nho

– Cao hạt nho chứa chất proanthocyanidin, là chất chống oxy hóa "siêu đẳng", có tác dụng ngăn chặn sự phát triển nhiều bệnh nan y và quá trình lão hóa.

Begehi và cộng sự đã tiến hành một công trình nghiên cứu khả năng loại trừ gốc tự do của cao hạt nho chứa proanthocyanidin so với vitamin C và vitamin E succinat. Kết quả cho thấy tác dụng loại trừ gốc tự do của cao hạt nho phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ. Ðặc biệt với các gốc hydroxyl và anion gốc superoxyl 2, vitamin C và E cũng khử gốc tự do nhưng ở mức độ thấp hơn. Bahorun và cộng sự cũng tiến hành công trình tương tự trên chuột và thu được kết quả tốt nhất khi cho dùng cao hạt nho.

– Cao hạt nho chứa proantho-cyanidin chống vữa xơ động mạch.

Nhà khoa học Yamohoshi J. Kataoka S. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của cao khô chứa 73,4% proanthocyanidin đối với vữa xơ động mạch ở thỏ, so sánh với các lô khác dùng một chất chống oxy hóa khác (probucol) và lô chỉ có cholesterol. Kết quả cho thấy proanthocyanidin ức chế sự phát triển vữa xơ động mạch – với cơ chế ngăn cản sự oxy hóa của LDL ở tế bào thành động mạch.

– Cao hạt nho có tác dụng phòng chống ung thư.

Còn Joshi SS và cộng sự đã thử tác dụng của cao hạt nho chứa proanthocyanidin trên tế bào ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư bạch cầu của người. Kết quả là các dòng ung thư đều bị ức chế. Mức độ ức chế tùy thuộc vào nồng độ thuốc sử dụng và thời gian ủ. Trong khi đó lại đẩy mạnh sự phát triển tế bào thường. Ngoài ra, các kết quả của những công trình khác đều cho thấy proanthocyanidin ở các loại cây khác nói chung và trong hạt nho nói riêng có tác dụng phòng chống ung thư.

– Chất proanthocyanidin phòng các bệnh do virus

Enkerchi K. Tanaka Y. và cộng sự đã chứng minh là chất này có tác dụng kháng virus herpes. Bằng phương pháp phóng xạ, người ta phát hiện được cơ chế là do sự hạn chế việc gắn virus vào màng tế bào túc chủ (The Pharmaceutical Journal tập 226 số 7145 tháng 4/2001).

Bài viết cùng chủ đề

  • Không có bài viết cùng chủ đề

Comments

comments

 Web Analytics